THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 290

Hoặc là chỉ một thân mình, hoặc là quần chúng đông tới trăm vạn, mà phải

co vai, nín thở, bước dè dặt rón rén, cúi mặt nghe ngóng, chẳng dám ngẩng mặt
trông, đó là nhờ pháp chế mà khiến được như vậy.

Nếu trên không áp dụng hình phạt, dưới không theo lễ nghĩa, tuy rằng cao

sang tới bực có thiên hạ trong tay, giàu có tới bực gồm hết bốn biển, mà không
thể tự truất bỏ, thì đó là hạng Kiệt,Trụ.

Kẻ thất phu nắm giữ binh quyền, dùng pháp lệnh mà chế ngự, lấy thưởng

phạt để tỏ uy nghi, mà mọi người không thể nghịch mệnh thì đó là hạng Tôn
Vũ, Nhương Tư.

Cho nên mệnh lệnh không có thể khinh nhờn, quyền thế chẳng có thể chống

đối.

XXXXVII RỢ MIỀN ĐÔNG

Tính của rợ miền đông là lễ nghi sơ sài, nghĩa khí ít ỏi, hung hãn, ưa gấp

xong, đáng giặc giỏi, dựa vào núi non, cậy có biển vây bọc, bằng vào các chỗ
hiểm trở để cố thủ.

Nếu vua tôi hòa mục, dân chúng yên vui, thì không thể mưu đồ đánh chúng

được.

Trên rối loạn, dưới li tán, ắt là có thể dùng cách chia rẽ chúng; khi chúng đã

bị chia rẽ thì có mối hiềm khích sinh ra; khi đã có hiềm khích sinh ra thì ta nên
tu đức để vời chúng đến, lo củng cố giáp binh để đánh chúng, thì cái thế ấy ắt
là khắc trị chúng được.

XXXXVII RỢ MIỀN TÂY

Tính rợ miền Tây là mạnh dạn hung hãn, ham điều lợi, hoặc ở thành trì,

hoặc ở đồng nội, có ít lúa gạo lương thực, có nhiều vàng bạc, của quý.

Do đó mà nhân dân dũng mãnh, khi chiến đấu mà thất bại; (trong xứ) có

nhiều đá chồng chất nên mới có tên là Tây Nhung; dân chúng có nhiều chủng
tộc khác nhau; đất đai thì rộng rãi mà hình thế lại hiểm trở; dân chúng có
phong tục trái ngược, tính khí mạnh mẽ, tàn nhẫn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.