THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 299

Khi huấn luyện ba quân thì lấy trận này mà dạy trước. Đời sau truyền là nắm

lấy cơ văn, đại khái chỉ biết được sơ qua mà thôi”.

Thái Tông hỏi: "Thiên, địa, phong, vân, long, hổ, điểu, bát trận nghĩa là gì?”
Lí Tĩnh đáp: "Sự truyền đã nhầm rồi. Người xưa giữ kín phép này, nên nguy

tạo ra tám tên, chứ bát trận vốn chỉ là một, mà chia thành tám.

Như thiên địa vốn là hiệu cờ, phong vân vốn là tên phướn long hổ điểu xà

vốn là đội ngũ khác nhau. Đời sau truyền nhầm là bát trận, chứ việc nguy tạo
ra tên vật tượng trưng đâu phải chỉ có tám mà thôi".

Thái Tông nói: "Số bắt đầu là 5, số sau cùng là 8, thì không phải là ngụy tạo,

mà thực là phép xưa. Khanh thử bày ra xem".

Lí Tĩnh nói: “Xưa Hoàng Đế sáng lập ra phép Khâu tĩnh (bốn tĩnh là ấp, bốn

ấp là khâu), rồi nhân đó mà biến chế ra việc binh.

Vì phép tỉnh điền chia làm bốn đường cho 8 nhà ở. Theo hình chữ tỉnh, chia

thành 9 mảnh vuông, 5 chỗ làm trận pháp, bốn chỗ làm khoảng cách, nên số
bắt đầu là 5. Chính giữa là chỗ đại tướng ở, bốn phía có các bộ phận bao bọc
chưng quanh, nên số sau cùng là 8.

Còn về sự biến hóa để khống chế địch thì rối rắm, bộn bề, đánh loạn mà

phép không loạn, hỗn độn mịt mù hình tròn mà không thể phân tán, nên chia ra
thành toán, mà hợp lại là một".

Thái Tông nói: "Cao sâu thay! Phép trị binh của Hoàng Đế. Đời sau dù có

thiên trí thần lược, cũng không hơn được phép này, về sau còn có ai kế tiếp nữa
chăng?'

Lí Tĩnh đáp: "Khi nhà Chu bắt đầu hưng thịnh, Thái Công đã tu chỉnh phép

này.

Lúc đầu ở Kì Đô, đặt ra phép tỉnh mẫu, nhưng xa 300 chiếc, hổ bôn 300

người, lập thành quân chế 6 bộ 7 bộ, 6 cách đánh, 7 cách đánh, để dạy về
phương pháp chiến đấu.

Bày trận nơi hoang dã. Thái Công dùng một trăm người cầm quân mà lập

nên võ công, dùng 45.000 người đánh thắng 700.000 quân của vua Trụ. Tư Mã
Pháp của nhà Chu cũng lấy binh pháp Thái Công làm căn bản.

Sau khi Thái Công mất, người nước Tề học được phép này. Đến thời Tề

Hoàn Công bá chủ thiên hạ, giao cho Quản Trọng tu chỉnh binh pháp Thái
Công, gọi là đạo quân tiết chế, các nước chư hầu đều lấy làm phục”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.