Thiên thứ mười
KÌ BINH
Võ Vương hỏi Thái Công: "Điều quan trọng trong phép dùng binh như thế
nào?"
Thái Công đáp: "Xưa kia, những người thiện chiến không phải đánh ở trên
trời, cũng không phải đánh ở dưới đất, mọi việc thành bại đều do "thế” mà ra.
Được thế thì thịnh, thất thế thì mất.
Thường giữa hai trận đánh, ta dàn quân cởi giáp cho sĩ tốt nghỉ ngơi, thi
hành kế hoạch của trận đánh.
Đóng nơi cây cỏ rậm rạp để có chỗ ẩn nấp, nơi hang sâu hiểm trở để ngăn xe
chống kị binh, nơi núi rừng quan ải để dùng ít đánh nhiều, nơi ao đầm âm u để
che giấu hình dáng, nơi đồng trống quang đãng để đùng sức tranh hùng.
Nhanh như tên bay, đạn bắn để phá chỗ tinh vi của địch, bày mưu ẩn núp,
đem binh dẫn dụ để phá quân, bắt tướng. Chia tư xẻ năm để phá thế vuông
tròn. Khiến địch sợ hãi để dùng một đánh mười. Thừa lúc địch mệt để lấy
mười đánh trăm.
Dùng kỹ thuật để vượt sông ngòi. Nỏ cứng giáo dài để đánh thủy chiến. Do
thám quan ải, đột nhập nhanh chóng để chiếm ấp hạ thành. Đánh trông ầm ĩ để
dùng kế lạ. Mưa to gió lớn đe đánh trước chặn sau. Giả làm sứ địch để chặn
đường tải lương, giả mạo hiệu lệnh, ăn mặc như địch để phòng khi chạy trốn.
Lấy nghĩa mà đánh để khích quân thắng địch. Thăng chức trọng thưởng để
khiến quân tuân hành. Nghiêm hình trọng phạt để răn quân lười biếng. Khi vui
khi giận, lúc lấy lúc cho, khi văn khi võ, lúc nhanh lúc chậm để điều hòa ba
quân trị người dưới trướng.
Ở nơi cao rộng để tiện việc phòng thủ, giữa chốn hiểm nguy để dễ bề củng
cố, rừng núi rậm rạp để che dấu sự đi lại, lũy cao hào sâu lương đầy để cầm cự
lâu dài.
Cho nên không biết mưu kế tấn công thì không thể nói là vô địch, không biết
cách phân chia thay đổi thì không thể nói là li kì, không giỏi cách trị loạn thì
không thể nói là ứng biến.
Nên mới nói rằng: "Tướng không có nhân thì ba quân không thân, tướng
không có dũng thì ba quân không tinh nhuệ, tướng không có trí thì ba quân