THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 368

răn lỗi lớn, phạm lệnh không kể là thân, thưởng công không nghĩ đến thù,
người già thì nâng đỡ, người trẻ thì vỗ về, người sợ thì làm cho yên dạ, người
lo thì làm cho vui lòng, có kiện thì xử đoán, có lạm thì xét minh, có giặc thì
đánh dẹp, kẻ mạnh thì nén xuống, kẻ nhát thì che chở, kẻ dũng thì sai khiến, kẻ
ngang ngược thì giết, kẻ phục tùng thì tha, người mất thì cho được lại, người
quên thì nhắc bảo cho, người quy thuận thì cho tước, người hung bạo thì trấn
trị, gần người mưu trí, xa người gièm pha, lấy thành không phải đánh, lấy đất
không phải giữ, địch nông cạn thì chờ sinh biến, địch dối trá thì bắt tuân theo,
thế trái phải chờ xem, thế thuận thì quyết đánh, thế gọi là nhân tướng.

Lấy thiên tướng làm ngoài, lấy địa tướng làm trong, lấy nhân tướng ở giữa,

gồm cả sở trường của ba tướng thì gọi là thần tướng. Trong khi hành quân,
không nệ thiên thời, không nệ địa lợi; dùng người không kì gan hay nhát, nghe
có địch thì đi ngay mà không lo ngờ, kẻ nào phạm lệnh thì không kể tội lớn
hay nhỏ, buộc ngay vào hình pháp, nghe tiếng là phải sợ, chống lại là phải
đánh, thế gọi là cường tướng

1

. Quân không kì nhiều hay ít, địch không kì mạnh

hay yếu; ba quân theo lệnh, như cánh tay khiến ngón tay, đi lại muôn cách thay
đổi, đánh lúc địch chẳng ngờ, cử động như thần, một ngựa một gươm gạt mũi
nhọn mà tiến vào trước, khiến quân địch lúng túng, sợ mà lánh xa, thế gọi là
mãnh tướng. Lấy uy tướng làm ngoài, lấy mãnh tướng làm trong, lấy cường
tướng ở giữa, gồm cả sở trường của ba tướng thì gọi là lương tướng. Nhà nước
dùng tướng, được thiên tướng có thể chống được giặc trái trời, được địa tướng
có thể chống được giặc trái đất, được nhân tướng có thể chống được giặc trái
người, được thần tướng có thể chống được giặc cả thiên hạ, tính toán không sót
điều gì. Uy tướng có thể phụ với thiên tướng, cường tướng có thể phụ với địa
tướng, mãnh tướng có thể phụ với nhân tướng, lương tướng có thể giữ bốn
phương. Tuy nói mãnh và cường có sự lợi dụng nhanh chóng, nhưng đều
không thể dùng riêng được. Đó là thể của đạo tướng vậy. Tướng khi ra trận,
không hỏi vợ con, là tỏ ra đã dâng mình cho nước. Vua khi sai tướng không
dám khinh thường việc lễ, là tỏ ra tôn trọng việc dùng người. Tướng khi ở
ngoài có quyền không theo mệnh vua, chỉ nhằm tiện của nhà nước mà phục vụ,
giữ mình trong sạch, quý trọng quân sĩ. Cho nên tướng mà cự lời can ngăn thì
người anh hùng trở về nhà; không theo chước hay thì kẻ mưu sĩ cũng bỏ đi; coi
thiện ác ngang nhau thì hiền ngu lẫn lộn; thưởng phạt rối loạn thì kỉ cương tan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.