THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 372

thì thắng. Thấy địch yếu thì mình tiến; thấy địch mạnh thì mình dừng; đừng lấy
ba quân đông đúc mà khinh địch; đừng lấy chịu mệnh làm trọng mà liều chết;
đừng lấy mình làm quý mà rẻ người; đừng lấy ý kiến riêng mà trái quân chúng;
đừng xem lời biện thuyết là tất đúng; quân sĩ chưa ngồi thì đừng ngồi, quân sĩ
chưa ăn thì đừng ăn, nắng rét cùng chịu. Như thế thì quân sĩ hẳn hết lòng liều
chết.

Việc của một người, không tiết lộ cho hai người; việc làm ngày mai, không

tiết lộ hôm nay; suy xét cho kĩ càng, đừng để hở sợi tóc; bí mật ở công việc sợ
tiết lộ ra lời nói; bí mật ở lời nói sợ tiết lộ ra nét mặt; bí mật ở nét mặt sợ tiết lộ
ở tinh thần; bí mật ở tinh thần sợ tiết lộ trong mơ mộng. Có việc làm cần giấu
đầu mối, có việc dùng phải cấm không nói. Nhưng cũng có điều nên nói trước
để tỏ lòng tin, giữ, thành thực.

Việc của người làm tướng, lặng lẽ cho kín, ngay ngắn cho yên, có thể làm

tối tai mắt của quân sĩ, khiến họ không biết đổi việc làm; thay mưu kế, khiến
người ta không biết; đổi chỗ ở, dời đường đi, khiến người ta không lo lắng.
Đến kì dấy quân thì như lên cao mà bỏ thang đi; quân tiến sâu vào đát chư hầu
mà phát động binh cơ cũng như đuổi đàn dê cho chạy đi chạy lại, chẳng biết đi
đâu, tập họp ba quân đông đúc mà đưa vào chỗ hiểm. Đó là việc của người làm
tướng.

Bàn việc thì đời xưa không bằng đời nay; việc nhiều thì phép cũng nhiều;

thời đổi thì lí cũng đổi. Cho nên người biết đọc binh thư xưa thấy chỗ không
nên thì biết là câu nệ, thấy lời nói bậy thì biết là sai, thấy điều chưa đủ thì biết
là thiếu. Xét chỗ huyền để tìm ra thực; thấy viển vông phô trương thì phải gạt
đi; thành bị cướp thì phải làm thế nào để thoát

2

; thấy kiêng mà có khi cứ làm;

thấy răn mà vẫn ra quân; xét chỗ hở mà thấy chỗ khít; do chỗ lệch mà đến chỗ
toàn; lật chính thay kì, hóa cơ làm biến; người ta câu nệ ở phép mà ta thì làm ra
phép; người khéo dùng phép thì lấy thần trí mà xem phép.

Xét tính mệnh để biết lẽ sâu của việc binh; xem cổ sử để tìm dấu vết của

việc binh; xét tượng số để biết hết điềm triệu về binh; hiểu thời vụ để thấu suốt
chính sách về binh; khảo khí cụ để sửa sang vật dùng của binh. Khi tĩnh thì đặt
các việc vô hình để bày mưu trước. Khi động thì lấy những điều đã nghĩ để
kinh lý thiên hạ.\

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.