THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 439

1.

Đoạn này trích ở Hổ trướng khu cơ, đây xin bỏ, xem Hổ trướng khu cơ ở

sau.

2. Tôn tử, thiên X.

Trong phép dùng binh, có đất tán, có đất khinh, có đất tranh, có đất giao, có

đất cù, có đất trọng, có đất dĩ, có đất vi, có đất tử. Nước chư hầu tự đánh ở đất
mình, gọi là đất tán (tan). Lấn vào đất người mà không được sâu, gọi là đất
khinh (nhẹ). Ta được thì lợi, họ được cũng lợi, gọi là đất tranh (giành). Ta có
thể đi, họ có thể đến, đó gọi là đất giao (xen nhau). Đất chư hầu kề liền ba
nước, đến trước mà được quân của thiên hạ giúp thì gọi là đất cù (đường
thông). Vào sâu đất người, quay lưng lại nhiều thành ấp, thì gọi là đất trọng
(nặng). Rừng núi hiểm trở lầy lội, đường sá khó đi, thì gọi là đất dĩ (lún). Lối
đi đến thì hẹp, lối về thì cong, họ ít có thể đánh ta nhiều, thế gọi là đất vi (vây).
Đánh gấp thì còn, không đánh gấp thì mất, thế gọi là đất tử (chết). Cho nên
đất tán thì không nên chiến đấu; đất khinh thì không nên dừng quân; đất tranh
thì không nên đánh; đất giao thì không nên bỏ dứt; đất cù thì giao kết; đất
trọng thì cướp lấy; đất dĩ thì đi tới; đất vi thì lập mưu; đất tử thì đánh. Gọi là
người giỏi dùng binh đời xưa biết làm cho địch. trước sau không tiếp kịp nhau,
nhiều ít không cậy nhau, sang hèn không cứu nhau, trên dưới không giúp
nhau; binh tan mà không hợp, binh hợp mà không đều; hợp với lợi thì động,
không hợp với lợi thì dừng

1

.

Cải biến của chín đất, cái lợi của sự co duỗi, cái lẽ của tình người, không thể

không xét. Phàm đem quân vào đất người, ở chỗ sâu thì phải chuyên, ở chỗ cạn
thì phải tán. Bỏ nước vượt bờ cõi mà mang quân đi, đó là ở đất tuyệt; bốn mặt
đều có đường thông, đó là đất cù; đi vào sâu là đất trọng; đi vào cạn là đất
khinh; trở lưng ra nơi vững, trước mặt thì chật hẹp, đó là đất vi; ở vào nơi
không thể tiến được, đó là đất tử. Thế cho nên ở vào nơi đất tán thì ta phải một
lòng; ở vào nơi đất khinh thì quân phải liên tiếp; ở vào đất tranh thì ta ruổi đi
sau; ở vào đất giao thì ta giữ cẩn thận; ở vào đất cù thì ta kết cho chặt; đất
trọng thì ta phải tiếp lương thực; đất dĩ thì ta phải tiến lên (cho mau); đất vi thì
ta đóng chặn chỗ hở; đất tử thì ta tỏ là không cần sống. Cho nên tình của binh,
địch vây thì chống, không được thì đánh, nó qua thì theo

2

.

Quân đi, thích chỗ cao mà ghét chỗ thấp, quý chỗ sáng mà rẻ chỗ tối

3

. Phàm

hình đất các nơi đều có khác nhau, gọi là tuyệt giản, thiên tỉnh, thiên lao, thiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.