THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 452

QUYỂN III

I –

Liệu Thế Giặc

Sách Võ kinh: Võ vương hỏi: Làm thế nào mà biết được thực hư ở trong lũy

địch?

1

.

Thái công nói: Lên cao trông xuống để biết sự biến động: nghe trống không

kêu, mõ không tiếng, xem ở trên lũy thấy nhiều chim bay mà không sợ, thấy
trên lũy không có khói, biết đó hẳn là địch trá để lừa ta.

Thái công nói: Quân địch mới họp có thể đánh; người ngựa đến ăn có thể

đánh; thời trời không thuận có thể đánh; địch đương bôn tẩu có thể đánh;
không đề phòng có thể đánh; mỏi mệt có thể đánh; tướng lìa quân sĩ có thể
đánh; lặn lội đường dài có thể đánh; qua sông có thể đánh; không rỗi có thể
đánh; bị ngăn trở ở đường hẹp có thể đánh; quân đi loạn hàng có thể đánh;
lòng sợ hãi có thể đánh.

Nghe chiêng trống, xem hàng ngũ mà biết được tài; lấy thua mà dụ, lấy lợi

mà nhủ để biết được tình; làm động lòng cho sợ, quấy rối cho lúng túng để biết
được thái độ; đó là xét ở việc. Niềm nghĩ dấy lên thì ta phải biết; mưu kế đặt ra
thì ta phải rõ: trí mà có thể che được, xảo mà có thể giấu được, lòng ta phải
xét; đó là xét ở ý. Nếu như ý chưa dấy mà điều nghĩ trước đổi cả, ta biết lòng
địch để biết địch, địch nghĩ sau lòng ta mà suy ra, thì mưu có thể gieo vào
được.

Tranh chiến tức là tranh việc; quân tranh giao chiến, tướng tranh mưu kế,

tướng tướng tranh cơ với nhau. Phàm người ta mà biết, không tranh sức mà
phải tranh lòng, không tranh ở người mà tranh ở mình. Phàm người ta mà biết,
không tranh ở việc làm mà tranh ở đạo, không tranh công mà tranh ở chỗ
không công. Công ở chỗ không công mới là công lớn, tranh ở chỗ không tranh
mới là giỏi tranh.

Thế có lúc không thể đánh ngay được, thì nên kéo dài; thế địch rất sắc, tạm

phải chờ nó lơ là; địch đến rất nhiều, tạm phải chờ nó trễ nải; gọi quân chưa
đến phải chờ tập họp được; người mới phụ chưa hiệp phải chờ cho họ tin; mưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.