THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 468

hở; kiêu lười thì nhân chỗ trễ tràng; kẻ nhọc mệt thì nhân họ mỏi mệt; kẻ
om sòm thì nhân họ rối ren; quân ngang dọc thì nhân họ không chỉnh
đốn; quân sơ suất thì nhân họ không đề phòng. Cho nên dùng binh ví như
dùng thuốc, tùy bệnh mà chữa. Sự thực chưa rõ mà đã thấy trước, ta
phòng bị càng nghiêm; sự việc chưa động mà đã nghe trước, ta chuẩn bị
càng khéo. Đó là lâm cơ ứng biến, há chẳng phải là ra quỷ vào thần sao!

_________________________________

1.

Chữ Trung quốc ngoại di ở đây có nghĩa là nếu là người Trung-quốc thì lấy người ngoại di mà khích.

Sách Võ bị chế thắng chí: Ta đến trước chiến địa, bày trận ở nơi cao; quân

sĩ đã ở trận, quân địch đến sau, không được địa lợi, người ngựa qua lại, ngờ
sợ không nhất định, trên dưới kêu gọi, có thể đánh gấp, không còn phải ngờ
nữa.

Quân địch đặt dinh lâu ngày, nhiều lần đến đánh ta, thấy không có lợi, tướng

sĩ chán lười, có thể ngầm đánh úp được. Nếu quân ta đóng dinh lâu, có sự cớ
riêng, hoặc thiên thời chưa định. hoặc còn chờ quân cứu đến, cũng nên nghiêm
hàng ngũ, rõ hiệu lệnh, ngày đêm thường tỏ ý chống giặc, không nên để quân
lười biếng, sợ bị đánh bất ngờ.

Nếu thấy dinh địch người ngựa bời bời rối loạn, ngang dọc ra vào không thứ

tự, chụm năm chụm ba, ngồi đứng không nhất định, đó là tướng không
nghiêm; hoặc là tướng lại thay đổi, lòng người không yên, quân lệnh chưa
nghiêm, có thể là quân địch sẽ kéo lại đánh ta, ta nên chuẩn bị để chống.

Quân địch lập dinh đã lâu, thình lình rộng đặt khói lửa, càn sinh cơ biến, đó

là muốn bỏ dinh không mà đi đánh nơi khác, cho nên bày gian làm dối; hoặc ý
muốn rút quân, sợ ra đuổi theo, cho nên hư trương để đành lừa. Như thế thì nên
gấp sai những kẻ nghĩa hiệp sắc sảo nấp ở chốn yếu hại để đón đánh.

Nếu địch ít quân mà đặt dinh lũy rộng rãi, hư trương quân thế, nhử người

ngựa của ta, ta giả đến chống cự, thì nó hẳn chia người ngựa đến con đường
khác, đánh vào chỗ không ngờ của ta. Ngày xưa rợ Tây Nhung xâm phạm bờ
cõi, đặt hư dinh ở Phu-diên

1

, rồi đem đại quân đến Kinh-nguyên, đánh vỡ quân

ta.

Đại quân của địch bỗng đến, mà quân ta có ít khó bề đối phó, thì không nên

đương đầu đón cản, quân ít không địch nổi. Nên đến nơi yếu hại, đợi nó qua
nửa chừng, khi đại binh đã đi rồi, đón ở giữa đường, hoặc triệt lương cỏ, giặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.