THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 507

mới biết có thể dùng nạn mắc cạn để đánh quân địch được. Về nạn gió thì Thế-
kiệt

9

bị bão, úp thuyền ở Nhai-môn, quân Kim bị sóng cuốn ở Đường-đảo

10

.

Nhưng phép thuyền đi biển, hai đầu đều đặt bánh lái, gió thổi đông mà chạy
tây, gió thổi nam mà chạy bắc. Chiêm nghiệm mà đoán định, không gì là
không đúng. Thế là có thể dùng người mà phòng gió được. Về nạn lửa, mạnh
như Mạnh-đức

11

mà thua; khôn như Thế-trung mà thua; quyệt như Từ Đạo-

phúc mà thua. Hoặc là nhân gió mạnh mà đốt, hoặc là chia cho bộ binh chạy
giáp bờ mà đốt. Nhưng trận đánh ở Nhai-sơn

12

, thuyền biển trát bùn mà tên lửa

bắn không cháy được; trận đánh ở Hà-dương

13

, gậy sắt chống thuyền chứa dầu

mà phút chốc tắt hết. Thế mới biết có thể dùng kế để chống lửa vậy. Ở giữa
dòng mà lỡ mất thuyền, một bình nước đáng giá nghìn vàng; cứ liều đánh ở
trên thuyền, không bằng ngầm đâm ở dưới thuyền; cứ phá quân của địch,
không bằng phá thuyền của địch. Thế thì cái lo bị giặc dùi thuyền rất lớn. Song
hoặc khung thuyền dùng ván ghép, đáy thuyền đặt đinh sắt, hoặc mộ người
giỏi lặn lội để giữ thuyền, đó cũng là cách phòng địch đánh chìm thuyền ta
vậy. Nếu khi địch tiến mà muốn chống, khi địch chạy mà muốn bắt, thì hoặc
căng xích sắt, hoặc chằng bánh xe của thuyền, buộc cây hay thả đá, đặt rạng
ngầm, chống ở bến, đó chẳng phải là những kế chặn đường nước hay sao! Vậy
muốn phá xích sắt và rạng ngầm, thì nên làm một cái bè lớn ngồi mà tiến lên,
đem dùi để theo bè, đuốc lớn chứa sẵn, gỗ dài tẩm dầu, nấu sắt mà phá đứt dây
xích. Nếu muốn phá thuyền mông xung kết liền của địch, thì nên mộ những
người tráng sĩ mặc áo giáp mà tiến đánh, dùng búa chặt dây xích, đốt củi đổ
dầu, thuyền đứt theo dòng nước trôi đi, thuyền cháy ngất trời. Nếu bè vướng đá
ngầm mà mắc cạn, thì nên sai người giỏi lặn lặn xuống cầm đồ sắc nhọn phá
những lồng đá cho nước thuận dòng cuốn đi, không còn vướng nữa. Đó cũng
là cách chặn đường nước để phòng địch vậy.

___________________________________

1.

Xem Võ bị chế thắng chí, quyển 13.

2.

Tức là hồ Bành-lãi ở phía bắc tỉnh Giang-tây.

3.

Tức là Kiến-nghiệp cũ, kinh đô của Ngô Quyền thời Tam-quốc, ở phía

nam huyện Giang-ninh tỉnh Giang-tô ngày nay.

4.

Thứ sử Trương-châu ở thời Trần.

5.

Vu-hồ: Hồ lớn ở tỉnh An-huy, thuộc huyện Vu-hồ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.