THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 573

Hình 50. Tường dê ngựa
Lấy đánh thay giữ, lấy chống giải vây thì không gì cần bằng cửa ngầm. Lẻn

trông nơi nào ra vào thuận tiện đục làm cửa, ngoài chừa hơn 1 thước, đến lúc
cần mới mở, trong thì bày cột phay gỗ lim để chống. Hoặc giặc mới đến, dinh
trận chưa chỉnh, hoặc đêm tối nhân giặc không biết, hoặc giặc đánh thành mới
nghỉ, hoặc giặc vây lâu đã trễ nải, ta ngầm cho quân tinh kỵ ngậm tăm đánh úp,
thắng chẳng đuổi xa, giặc mệt thì tự nghỉ. Nhưng ở trên thành chứa nhiều gạch
đá, phòng khi giặc phạm tới thì kíp đánh không bỏ mất cơ. Đó là cửa ngầm,
cũng gọi là cửa đột. Kín ở dưới chín tầng đất là ngầm, động ở trên chín tầng
trời là đột. Cửa là phòng bọn gian tế lẻn ra; cửa đột là phòng kẻ địch đánh úp
vào, phải cẩn thận vậy.

Trong thành thì đường thành phải có, hào trong phải có, hạng chiến

3

phải có,

bảo giáp phải có, chứa trữ phải có. Phàm trong thành, nên để nhiều đường bậc
đá, nửa dặm làm một chỗ, để phòng khi hoãn cấp, mỗi một chỗ có một cái rào,
nghiêm giữ đóng mở, một là để phòng giặc lên, hai là để phòng quân lười.
Phàm ở trong thành, đều nên đào hào trong sâu rộng, mẫu mực cung tương
đương với hào ngoài, bờ ngoài của hào cũng xây tường. Khi giặc đã vào thành
rồi cũng còn có cái ngăn giữ ở trong, nếu thay đổi nhau mà giáp đánh thì giặc
hẳn bại. Xưa thành Thư-dương bị vây, giặc ở ngoài thành đắp trùng hào mộc
sách

4

để giữ. Trương Tuần ở trong cũng làm hào để chống là như thế đó. Trong

thành có hào thì mới có thể nói đến hạng chiến (đánh ngõ) được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.