Phi, và Tào Thực là “Tam Tào”.
Sự thông minh quán chúng, lại văn võ song toàn của Tào Thực được lòng
sủng ái của cha. Với bản chất đa nghi, tài nghệ của Tào Thực cũng đã đôi
lần làm Tào Tháo nghi ngờ rằng thơ văn của Thực có lẽ là nhờ người viết
hộ. Tài năng của Tào Thực trong cuộc tranh tài “Đăng Đài Vi Phú” do Tào
Tháo tổ chức với bài “Đăng Đài Phú” đã làm giải tỏa sự nghi ngờ của cha.
Lúc ấy Tào Thực được 19 tuổi.
Tào Tháo đã nhiều lần có ý phế trưởng lập thứ làm Thế Tử (tức Tào Thực)
mặc dầu có sự can gián của quần thần. Theo như thời kỳ phong kiến sự
“phế trưởng lập thứ” là điều tối kị trong triều đình, hay ở trong gia đình.
Bởi lẽ, điều nầy rất dễ dàng gây sự biến loạn, và bè phái trong triều chính,
và dễ dàng đưa đến nội biến trong một nước. Sự sủng ái của Tào Tháo đối
với con thứ tạo nên tị hiềm của huynh trưởng Tào Phi. Và chính điều này
làm cuộc đời của Tào Thực sau này “biến phúc thành họa.” Cái “phúc” là
sự thương yêu của cha. Cái “họa” là ganh tị của trưởng huynh. Cuộc đời
gian truân, khốn khổ Tào Thực bắt đầu sau khi Tào Phi đăng cơ nắm quyền
lực.
Tuy rằng Tào Thực khí khái và trí tuệ lúc nào cũng hơn trưởng huynh
nhưng sự sủng ái, và kỳ vọng của Tháo cũng dần phai nhạt bởi sự phóng
túng, hoang đàng, lại vi phạm nhiều điều cấm kị và lỗi lầm trong quân kỷ
cũng như luật pháp, chẳng hạn như say rượu trong lúc xuất quân, cởi ngựa
vào thành cấm,…. Tào Tháo tuy rằng tính hay đa nghi, nhưng rất sáng suốt
trong việc xử lý quần thần, nghiêm túc trong việc giáo huấn con cái, công
tư rõ rệt, thưởng phạt phân minh, và đặt nặng người kế vị ông trong việc
thống nhứt lãnh thổ sau này. Tào Tháo cũng có lần phê bình các con ông
như sau:
Tào Phi tính người “đôn hậu, cung cẩn”. Tào Chương thì “hữu dũng, vô
mưu”. Tào Thực thì “rượu chè, phóng đãng”. Tào Hùng thì “đa bịnh, mạng
lại khó toàn”. Cuối cùng trưởng huynh Tào Phi nhiếp chánh sau khi Tào
Tháo qua đời bởi căn bịnh đau não.
Tào Thực mất vào lúc 41 tuổi vì bịnh trầm uất và để lại hơn 80 thi ca, thi
phú hoàn chỉnh. Sự cống hiến nhiều nhứt có thể kể là thơ “ngũ ngôn”. Thơ