Đôi khi không dễ để nói chuyện với một số thành viên khác. Trong
cuộc sống, có một số người mà chúng ta không muốn quan tâm do
có mối quan hệ không tốt với họ. Chúng ta cũng biết những mối
quan hệ này gây thiệt hại cho tinh thần và thậm chí là thể xác của
chính mình. Chúng ta có thể sợ phải làm việc chung phòng với
những người này. Tuy nhiên, tồi tệ hơn, chúng ta có thể mất nhiều
thời gian đáng quý chỉ vì phải kiềm chế cảm xúc tiêu cực của mình.
Đừng như vậy nữa. Chúng ta không buộc phải yêu thích mọi người
trong nhóm, nhưng có thể làm mối quan hệ không tốt trở nên dễ
chịu hơn bằng những cách sau đây:
1. Bắt đầu theo cách thân thiện. Chẳng hạn, khi nhận xét về mối
quan hệ với một thành viên khác trong nhóm là Todd, Karl đã nói:
“Bởi vì không thích Todd nên khi bước vào phòng, tôi luôn ngồi cách
xa anh ấy, khoanh tay lại và chờ có cơ hội là bắt đầu công kích. Tôi
chưa bao giờ nghĩ rằng điều đó càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ
hơn, mãi cho tới khi cố gắng cười với Todd và hỏi anh ấy về những
chuyện cá nhân, như gia đình anh hiện có khỏe không hoặc anh ấy
nghĩ gì về trận đấu vừa rồi của đội bóng địa phương… Không lâu
sau đó, mối quan hệ của chúng tôi đã cải thiện.”
2. Tôn trọng quan điểm của người khác. Đừng bao giờ chỉ trích ai
đó rằng họ đã sai. Trên thực tế, việc đó có thể là rất khó, nhất là nếu
họ có suy nghĩ trái ngược hoặc không hiểu được vấn đề. Khi đề
xuất của ai đó là không thích hợp hoặc vô ích, thay vì phê phán họ,
hãy lịch sự cho họ biết cách cải thiện vấn đề sao cho tốt hơn. Hãy
tập trung vào vấn đề và giải pháp, đừng chú ý vào con người.
3. Cố gắng trung thực để xem xét vấn đề từ quan điểm của người
khác. Một lần nữa, đây cũng là thách thức khi chúng ta cho rằng
người đó có tư duy hoàn toàn trái ngược. Tuy nhiên, chỉ cần tập
luyện, chúng ta có thể bình tĩnh và bắt đầu có thể xem xét tại sao họ
suy nghĩ theo kiểu như vậy.
4. Tránh đưa ra nhận xét tiêu cực. Hãy nhớ câu châm ngôn xa xưa:
“Nếu không thể nói điều gì hay ho, thì đừng nói.” Dường như thật kỳ