giờ sáng. Chuyện gì sắp xảy ra? Không ai biết nhưng có một điều
chắc chắn là có chuyện hệ trọng liên quan tới công việc.
Lúc 10 giờ, chúng ta có mặt ở phòng họp. Giám đốc điều hành ra
hiệu bắt đầu buổi họp và thông báo: “Chúng ta sắp thay đổi toàn bộ
hệ thống xử lý yêu cầu nên có ảnh hưởng tới tất cả phòng ban trong
công ty mình.” Sau đó, ông đi sâu vào chi tiết.
Sau buổi họp, tất cả chúng ta đều cảm thấy giật mình. Hầu hết mọi
người đều hài lòng với hệ thống hiện hành. Chúng ta biết nó hoạt
động tốt và đã làm việc với nó trong nhiều năm. Chúng ta đều cảm
thấy thoải mái làm việc, nhưng giờ đây phải thay đổi. Một số người
lo lắng vì với hệ thống mới, công việc của họ có thể không còn nữa,
phòng ban của họ có thể bị sát nhập và họ bị giáng cấp hoặc bị sa
thải. Mọi người đều lo lắng.
Không thể có tiến bộ mà không có thay đổi, và những ai không thể
thay đổi tư duy thì không thể thay đổi bất cứ thứ gì.
George Bernard Shaw, kịch tác gia
Vậy chúng ta cần làm gì để vượt qua sự lo lắng và bảo đảm mọi
người không những chấp nhận mà còn nhiệt tình tiến hành thay đổi.
Trên thực tế, người ta không hoan nghênh sự thay đổi và thường
phản đối nó. Tại sao vậy? Lý do là sự thay đổi kéo người ta ra khỏi
“vùng an toàn” – và đó là vấn đề của hầu hết mọi người. Nhưng để
có thể tiến bộ và thành công trong công việc, thay đổi là điều không
chỉ cần thiết, mà nó còn rất quan trọng (và không thể tránh được).
Có những thay đổi đặc biệt xảy ra khi chúng ta khởi xướng quá trình
cải tổ trong cơ quan, tổ chức. Để đáp ứng những thay đổi này,
chúng ta cần sáng tạo, nhiệt tình và uyển chuyển. Trong chương
này, chúng ta sẽ phân tích các thách thức khi tham gia vào quá trình
thay đổi và chúng tác động vào chúng ta như thế nào. Chúng ta sẽ
học mô hình về thay đổi trong cơ quan, tổ chức và xác định vai trò
của mình nhằm áp dụng thành công mô hình này trong cơ quan, tổ
chức.