- Sao lại để làm gì?!
- Vâng ạ, để làm gì kia? Thế cha nghĩ rằng con cần chuyện đó lắm hay
sao?
- Con phải cần chứ?
- Thế à! - Chàng phẩy tay.
- Lê-sếch!
- Cha của con! Có thật cha nghĩ rằng sự sống là một thứ gì đáng phải
chăm chút, phải lo lắng, vất vả?... Cha hãy tin con, bản thân con chũng
không thấy cần gì đến nó.
Ông Trưn-xki cố gắng mỉm cười.
- Khi ở vào tuổi con, - ông nói dối, - cha cũng có những đợt suy sụp
tinh thần như thế, nhưng cha có đủ tỉnh táo để coi chúng là những trạng thái
nhất thời.
- Và chính trong việc đó chúng ta khác nhau đấy, thưa cha, - chàng gật
đầu. - Con hiểu rằng đây không phải là một cơn suy sụp tinh thần nhất thời.
- Cha cam đoan với con là nhất thời. Hãy tin vào kinh nghiệm của cha.
Dĩ nhiên, cơn chấn động về thể xác và tinh thần có những hậu quả nhất
định. Nhưng rồi những hậu quả ấy cũng sẽ qua đi. Nó sẽ qua đi càng nhanh
nếu con càng hiểu rõ tình trạng hiện nay của con. Vệc nhận thức được
những nguyên nhân của sự suy sụp tinh thần là phương tiện hiệu nghiệm
nhất để chống lại nó.
Ông Trưn-xki không cảm thấy rằng cái lý lẽ đầy sức thuyết phục của
mình thấm được vào lòng con trai, nên ông nói thêm:
- Và còn điều này nữa. Con không được quên cha me, những người đẻ
ra con, những người mà với họ, con là tất cả. Nếu như lý trí không thể lay
chuyển được con, cha đành phải dựa vào tình cảm của con vậy.
Lê-sếch rùng mình và sau một lát im lặng, chàng hỏi: