Có hai con đường dẫn đến nghĩa địa của Ra-đô-li-xki. Con đường gần
hơn mà các đám tang bao giờ cũng đi là đường chạy gần chỗ Ba Cây Lê. Đi
xa hơn chừng một vio-rơ-xta nữa, có thể qua gần cối xay của ông Mien-
nhich Prô-cốp. Lê-sếch chọn con đường này không những chỉ vì phẳng hơn
mà còn nhằm mục đính tiện thể ghé thăm thầy lang luôn.
Tận đáy sâu tâm hồn, Lê-sếch vẫn hơn buồn vì ông. Chàng không thể
hiểu nổi vì sao ông Kô-si-ba không đồng ý nhận làm khách ở Lu-đơ-vi-kốp,
vì sao ông không muốn nhận làm khách ở Lu-đơ-vi-kốp, vì sao ông không
muốn sống trong ngôi nhà nhỏ trong vườn, ngôi nhà mà chàng đã cùng Ma-
rư-sia tốn bao công lao đốc thúc sửa chữa. Chàng hiểu rõ rằng Ma-rư-sia
rất yêu "bác An-tô-ni" của nàng, và nàng rất muốn có ông bên cạnh. Đối
với cả hai, sự từ chối của thầy lang là một điều bất ngờ đáng buồn.
Vì vậy, bây giờ, sau khi đã nộp lễ đính hôn, họ đính tấn công ông lần
nữa bằng những lời đề nghị khẩn khoản. Vốn hiểu tính tình của "bác An-tô-
ni", thực tình Ma-rư-sia cũng ít hi vọng. Còn Lê-sếch, vốn bướng bỉnh, cam
đoan với cô là sẽ thuyết phục được ông chuyển chỗ ở.
Họ gặp thầy lang đang vác một bao bột trên lưng ngay trước cối xay.
Người ta đang xếp bột lên chiếc xe trượt, loại xe mà ở vùng đó người ta gọi
là xe "rô-đơ-va-len-ki".
Ông chào hỏi hai người, không hề mỉm cười, rồi xoa xoa tay, ông mời
họ vào cái nhà ngang của mình.
- Hôm nay không lạnh, - ông nói, - nhưng để tôi quạt ấm xa-mô-va
lên, uống nước cho nóng cũng không hại gì.
- Rất vui lòng, - Lê-sếch reo lên. - Ở chỗ ông chúng tôi không hề làm
khách đâu... Cũng như chúng tôi ở nhà thôi.
- Cảm ơn ân huệ ấy.
- Quả thực ân huệ về phía chúng tôi khá nhiều, vì lẽ ông coi khinh
lòng hiếu khách của chúng tôi ở Lu-đơ-vi-kốp, còn chúng tôi thì vẫn nhận
làm khách của ông.