lái xe của Malo bị thu giữ từ buổi điều trần thứ hai. Vì công việc của Malo
ở công ty là tài xế, nên việc bị thu giấy phép cũng khiến anh mất việc.
Vụ tai nạn của Malo cuối cùng cũng được đưa ra xét xử tại tòa một năm
rưỡi sau đó. Trong thời gian đó, Malo tiếp tục sống trong tình trạng thất
nghiệp, chờ chực ở làng. Khi Malo có mặt tại tòa vào ngày xét xử định
trước, người thẩm phán phụ trách lại vướng vào một nhiệm vụ mâu thuẫn
khác nên ngày xét xử bị dời lại ba tháng sau đó. Một lần nữa vào ngày xử
thứ hai đã được sắp xếp lại, thẩm phán không thể có mặt nên ngày xét xử
lại được dời lại ba tháng sau đó. Lần hẹn thứ ba và vẫn còn một ngày xét
xử khác đã phải trì hoãn vì các vấn đề khác nữa liên quan đến thẩm phán.
Cuối cùng, vào ngày được định lần thứ năm để xét xử, hai năm rưỡi sau vụ
tai nạn, thẩm phán đã xuất hiện. Nhưng cảnh sát được công tố viên gọi đến
không xuất hiện và như vậy thẩm phán đã bác bỏ vụ án. Sự can thiệp của
nhà nước vào vấn đề của Billy và Malo kết thúc. Để tránh việc các bạn nghĩ
rằng những lần không xuất hiện và những dịp trì hoãn như vậy là dấu hiệu
cho thấy chỉ duy nhất hệ thống tư pháp của Papua New Guinea là kém hiệu
quả, một người bạn thân của tôi gần đây đã trải qua một quá trình và kết
quả tương tự trong phiên tòa ở Chicago.
Bồi thường ở New Guinea
Quá trình bồi thường truyền thống, được khắc họa qua câu chuyện của
Billy và Malo, có mục đích hướng đến việc giải quyết nhanh chóng vụ
tranh chấp trong hòa bình, hòa giải tình cảm giữa hai bên và khôi phục mối
quan hệ trước đó. Điều này có vẻ đơn giản, tự nhiên và lôi cuốn đối với
chúng ta, cho đến khi chúng ta suy nghĩ kỹ rằng về căn bản phương thức
này khác nhau như thế nào với các mục tiêu của hệ thống tư pháp nhà nước
của chúng ta. Xã hội New Guinea truyền thống không sở hữu hệ thống tư
pháp nhà nước, chính quyền nhà nước, hệ thống chính trị tập trung, hoặc
các nhà lãnh đạo, các quan chức và các thẩm phán chuyên nghiệp với
quyền ra quyết định và tuyên bố độc quyền sử dụng vũ lực. Nhà nước có