các thị tộc khác mà Malo có thể phải kêu gọi sự giúp đỡ để gom góp khoản
bồi thường. Từ đó, Malo sẽ mang nợ tất cả những người đã đóng góp. Một
lúc nào sau đó trong đời, anh sẽ phải thanh toán cho những người đó vì
những đóng góp của họ và cho những người chú bác của anh vì nhiệm vụ
tiến hành các cuộc đàm phán đầy khó khăn. Nếu Malo chết trước khi thanh
toán các khoản này, những người đóng góp và những chú bác của anh sẽ
đòi thanh toán từ gia đình và thị tộc của anh. Tuy nhiên, ngoài sự khác biệt
ở đối tượng tiến hành đàm phán và thanh toán, nếu công ty không liên quan
đến, quá trình bồi thường sẽ cởi mở hơn nhiều so với thực tế đã diễn ra.
Nhà nước đã làm gì?
Chuỗi sự kiện mà tôi kể lại là một ví dụ về cách các cơ chế trong New
Guinea truyền thống xử lý một cách hòa bình những tổn thất mà người này
gây ra cho người kia. Nó trái ngược với cách thức hệ thống tư pháp của nhà
nước phương Tây giải quyết những tổn thất như vậy. Trong trường hợp
Billy và Malo, phản ứng của nhà nước Papua New Guinea là cảnh sát
không quan tâm đến các cảm xúc đau buồn hay thù hận của người thân
Billy nhưng lại truy tố Malo về việc lái xe ẩu. Mặc dù gia đình của Billy,
bao gồm cả ông chú Genjimp, người đã thực sự có mặt tại hiện trường vụ
tai nạn, không đổ lỗi cho việc lái xe của Malo, cảnh sát vẫn cho rằng Malo
đã lái xe quá nhanh. Trong vòng nhiều tháng, Malo phải ở lại ngôi làng của
mình, chỉ trừ khi ông vào thị trấn để nói chuyện với cảnh sát. Đó là bởi
Malo vẫn còn sợ những người vùng đất thấp trẻ tuổi nóng nảy trả thù.
Những người bạn trong làng của Malo vẫn phải cảnh giác và sẵn sàng để
bảo vệ trong trường hợp anh ta bị tấn công.
Sau buổi điều trần đầu tiên với cảnh sát, vài tháng trôi qua mới đến buổi
điều trần thứ hai, khi mà Malo được lệnh đi vào thị trấn hai lần một tuần để
báo cáo với cảnh sát giao thông trong khi chờ đợi trường hợp của mình
được đưa ra xét xử. Mỗi chuyến đi báo cáo như vậy kết thúc với việc Malo
ngồi chờ trong văn phòng giao thông từ nửa ngày đến một ngày. Giấy phép