đối: kể cả trong những xã hội nơi có các thay đổi diễn ra đầu tiên, độ sâu
thời gian ở các xã hội đó vẫn chưa đến 11.000 năm - quá ít so với 6 triệu
năm. Về cơ bản, xã hội loài người đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ và
nhanh chóng chỉ mới gần đây.
Vì sao lại nghiên cứu các xã hội truyền thống?
Vì sao các xã hội "truyền thống2" lại thú vị đối với chúng ta đến vậy? Một
phần vì sự hấp dẫn của loài người trong những xã hội này: sự hấp dẫn của
việc tìm hiểu về những người giống chúng ta và dễ hiểu theo một số cách
nhưng lại quá khác chúng ta và khó hiểu theo những cách khác. Khi đến
New Guinea lần đầu tiên vào năm 1964 ở tuổi 26, tôi hoàn toàn bị bất ngờ
trước sự kỳ lạ của người New Guinea: họ trông khác với người Mỹ, nói
những ngôn ngữ khác, ăn mặc khác và hành xử cũng khác. Nhưng qua các
thập niên tiếp theo, trong hàng tá chuyến đi kéo dài từ 1 đến 5 tháng của
tôi, mỗi chuyến lại đến nhiều vùng của New Guinea và các hòn đảo lân
cận, cảm giác hiếu kì mạnh mẽ đó nhường chỗ cho cảm giác thân quen khi
tôi gần gũi hơn với những người New Guinea: Chúng tôi trò chuyện, cùng
cười trước những câu chuyện vui, cùng quan tâm đến trẻ con, tình dục, thực
phẩm và thể thao đồng thời cảm thấy tức giận, sợ hãi, đau buồn, thư giãn và
hoan hỉ cùng nhau. Thậm chí, ngôn ngữ của họ cũng là những biến thể từ
các nền ngôn ngữ quen thuộc trên thế giới: Dù ngôn ngữ New Guinea đầu
tiên tôi học (tiếng Fore) không hề liên quan đến các ngôn ngữ vùng Ấn-âu
và do đó, hệ thống từ vựng của nó hoàn toàn xa lạ đối với tôi, nhưng tiếng
Fore vẫn kết hợp động từ một cách chi tiết như tiếng Đức và ngôn ngữ này
có những đại từ kép như tiếng Slovenia, phụ ngữ như tiếng Phần Lan và ba
trạng từ mô tả ("here - ở đây," "there nearby - gần đó," và "there away - xa
đó") như tiếng Latinh.
Tất cả những điểm tương đồng đó khiến tôi rối trí, sau cảm giác hiếu kỳ
ban đầu về New Guinea, với suy nghĩ "con người ở mọi nơi về cơ bản là
giống nhau". Nhưng cuối cùng tôi nhận ra, chúng tôi không hoàn toàn