Tuy vậy, chúng ta cũng không nên đi đến thái cực đối lập là lãng mạn hóa
quá khứ và trông đợi một thời đại đơn giản hơn. Với nhiều tập tục truyền
thống mà chúng ta có thể xem mình như có phước mới loại bỏ được - như
cúng tế bằng trẻ em, bỏ rơi hoặc giết người già, đối mặt với rủi ro của nạn
đói định kỳ, gia tăng rủi ro từ các hiểm họa thiên nhiên và bệnh dịch,
thường xuyên chứng kiến con nhỏ qua đời và sống trong nỗi sợ hãi triền
miên về việc bị tấn công. Các xã hội truyền thống có thể không những chỉ
cho chúng ta một số tập tục sống tốt hơn, mà còn giúp chúng ta trân trọng
những lợi thế của xã hội mà chúng ta cho là hiển nhiên.
Nhà nước
Các xã hội truyền thống đa dạng về cách tổ chức hơn các xã hội có chính
quyền nhà nước. Để bắt đầu tìm hiểu về những đặc trưng xa lạ của các xã
hội truyền thống, chúng ta hãy cùng nhắc lại các đặc trưng quen thuộc của
nhà nước quốc gia mà chúng ta đang sinh sống.
Hầu hết các quốc gia hiện đại có dân số hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu
người, cho đến hơn một tỷ người như ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc, hai quốc
gia hiện đang có số dân đông nhất hành tinh. Kể cả các quốc gia hiện đại
riêng biệt nhỏ bé nhất như các quốc đảo Nauru và Tuvalu ở Thái Bình
Dương cũng có hơn 10.000 người ở mỗi nước (Vatican, với dân số chỉ
1.000 người cũng được coi là một quốc gia, dù đó chỉ là một vùng lãnh thổ
nhỏ bé bên trong thành phố Rome). Cũng trong quá khứ, các quốc gia có
dân số trong khoảng từ hàng vạn lên đến hàng triệu người. Với số lượng
dân lớn như thế này đủ để cho chúng ta thấy các quốc gia làm thế nào để tự
nuôi sống họ, được tổ chức ra sao và vì sao họ tồn tại được. Mọi quốc gia
nuôi sống người dân chủ yếu bằng cách sản xuất thức ăn (trồng trọt và chăn
nuôi) thay vì bằng săn bắt - hái lượm. Người ta có thể làm ra rất nhiều thức
ăn bằng cách trồng cây lương thực hoặc nuôi gia súc tại một mẫu Anh
(arce3) vườn, ruộng hay đồng cỏ với rất nhiều giống cây trồng và vật nuôi
có lợi cho chúng ta, thay vì săn bắt - hái lượm bất cứ loài động vật và cây