sót là những cá nhân có cấu trúc di truyền thích nghi thậm chí còn tốt hơn
so với những người Mỹ bản địa khác để tồn tại qua nạn đói bằng cách dự
trữ chất béo bất cứ khi nào có thức ăn. Đối với người Nauru, họ đã phải trải
qua hai đợt chọn lọc khắc nghiệt của tự nhiên ủng hộ các gen tiết kiệm, tiếp
nối bởi một đợt chọn lọc khác của chủ nghĩa thực dân-coca. Đầu tiên, cũng
như các dân đảo Thái Bình Dương khác, nhưng không giống như các cư
dân trong lục địa, họ là những người thường xuyên chèo xuồng liên đảo
trong nhiều tuần liên tục. Trong rất nhiều ví dụ đã được chứng thực của các
chuyến đi dài như vậy, phần lớn hay thậm chí là hầu hết những người này
đã chết vì đói và chỉ có những người béo tốt nhất khi khởi hành là sống sót.
Đó là lý do tại sao dân đảo Thái Bình Dương có xu hướng thường là những
người to lớn. Thứ hai, khác với những người dân trên các đảo Thái Bình
Dương khác, người Nauru còn trải qua nạn đói cùng cực và tỷ lệ tử vong
rất cao trong chiến tranh thế giới thứ hai, chừa lại chỉ những người có lẽ có
gen còn nhạy cảm với bệnh tiểu đường hơn. Sau chiến tranh, sự giàu có dựa
trên lợi tức từ mỏ đá phosphate, sự siêu dư thừa thực phẩm và sự giảm
thiểu hoạt động thể chất của họ đã dẫn đến sự béo phì đáng kinh ngạc.
Ba nhóm bằng chứng từ con người và hai mô hình trên động vật đã ủng hộ
kết luận hợp lý của giả thuyết về gen tiết kiệm của Neel. Những người
Nauru không bị tiểu đường, thổ dân Pima, người Mỹ gốc Phi và thổ dân úc
có mức insulin huyết tương sau khi ăn (phản ứng với lượng glucose ăn vào)
cao gấp nhiều lần những người châu âu. Người cao nguyên New Guinea,
thổ dân úc, người dân bộ lạc Maasai của Kenya và các dân tộc khác với lối
sống truyền thống có lượng đường trong máu thấp hơn nhiều so với những
người Mỹ da trắng. Nếu có đủ thức ăn, những quần thể nhạy cảm hơn với
bệnh tiểu đường như dân đảo Thái Bình Dương, người Mỹ bản địa và thổ
dân úc sẽ có xu hướng béo phì cao hơn so với người châu âu: đầu tiên họ
tăng cân, sau đó họ phát triển bệnh tiểu đường. Còn đối với những hình
mẫu ở động vật, những con chuột trong phòng thí nghiệm mang gen nhạy
cảm với bệnh tiểu đường và béo phì có khả năng chống chọi với cơn đói tốt
hơn so với những con chuột bình thường, minh họa những lợi thế của các