Điều này thật đáng kinh ngạc khi nhớ lại rằng người châu âu ở châu âu và ở
các nước là những người giàu nhất cũng như ăn uống đầy đủ nhất trên thế
giới và là những người khởi sinh ra lối sống phương Tây. Chúng ta nói đến
lối sống lười biếng, béo phì, siêu thị là cách sống phương Tây chính xác
bởi nó phát sinh đầu tiên từ người châu âu và người Mỹ da trắng, chỉ bây
giờ mới đang lan rộng đến các dân tộc khác. Làm sao chúng ta có thể giải
thích nghịch lý này? Tại sao người châu âu ngày nay không có tỷ lệ mắc
bệnh tiểu đường cao nhất thay vì thấp nhất?
Một số chuyên gia nghiên cứu bệnh tiểu đường đã giải thích một cách
không chính thức với tôi rằng có lẽ người châu âu truyền thống rất ít khi
trải qua nạn đói, do đó họ trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên ưu tiên gen
tiết kiệm không quá lớn. Mặc dù vậy, trên thực tế có nhiều tài liệu lịch sử
về nạn đói gây ra tỷ lệ tử vong nghiêm trọng trên diện rộng trong thời
Trung cổ, Phục hưng và trước đó ở châu âu. Những nạn đói lặp đi lặp lại
này lẽ ra đã chọn lọc ưu tiên cho gen tiết kiệm ở châu âu, cũng như những
nơi khác trên thế giới. Thay vào đó, một giả thuyết khả dĩ hơn dựa trên lịch
sử ẩm thực gần đây của châu âu tính từ thời Phục Hưng. Nạn đói định kỳ
trên diện rộng và kéo dài từng tàn phá châu âu, cũng như trên toàn thế giới,
biến mất vào giữa năm 1650 và 1900 tại những thời điểm khác nhau trên
các vùng khác nhau của châu âu, bắt đầu từ cuối những năm 1600 ở Anh và
Hà Lan, tiếp tục cho đến cuối những năm 1800 ở miền Nam nước Pháp và
miền nam nước ý. Với một ngoại lệ nổi tiếng, nạn đói của châu âu đã kết
thúc nhờ sự kết hợp của bốn yếu tố: sự can thiệp của nhà nước ngày càng
hiệu quả hơn đã giúp phân phối nhanh chóng lương thực dư thừa đến các
khu vực đói kém; sự vận chuyển thực phẩm ngày càng hiệu quả hơn bằng
đường bộ và đặc biệt là bằng đường biển; nông nghiệp ngày càng đa dạng ở
châu âu sau chuyến thám hiểm của Columbus vào năm 1492 SCN, nhờ đó
đã mang về châu âu nhiều loại cây trồng của thế giới mới (chẳng hạn như
khoai tây và ngô); cuối cùng, sự độc lập của châu âu đối với nông nghiệp
phụ thuộc thủy lợi (như trong nhiều khu vực đông dân của thế giới bên
ngoài châu âu) và thay vì vậy phụ thuộc vào lượng mưa, làm giảm nguy cơ