lòng tin tưởng, sự thành-thực sâu xa của tác-giả mới khiến chúng ta cảm
động được.
Văn-chương bình-dân chỉ nẩy nở khi nào có những nhà văn ở đám bình-
dân mà ra, hay có những liên-lạc mật-thiết và chặt chẽ với đám người đau
khổ đó. Cách sinh-hoạt của những người nhà quê An-nam, cũng như cách
sinh-hoạt của các hạng người khác trong xã hội, cần phải nhận-xét đúng
lắm mới diễn-tả được. Tôi lấy làm lạ rằng trong các tiểu-thuyết của ta, chưa
có quyển nào viết về dân quê nếu không phải chỉ là phô-bày những hình
ảnh sáo, những tâm lý nông nổi và bịa đặt. Chưa có nhà văn nào làm hoạt
động những người dân quê thực, bày tỏ những hành-vi và tâm-trạng thật
của bác Nhiêu, bác Xã An-nam, không nhìn lũy tre qua cái lãng mạn mơ
màng, hay cái khuôn sáo đẹp đẽ của văn-chương. Phong trào thứ hai ở đấy,
cùng những điều thiếu thốn ta thấy trong phong trào bình dân. Những tiểu-
thuyết có luận-đề thi nhau xuất-bản. Một chứng-cớ này đủ tỏ sự nghèo trí
tưởng tượng của các nhà văn ta: sau quyển “Đoạn-Tuyệt”, có đến hai quyển
tiểu-thuyết nữa, cũng dùng buổi sử ở tòa-án để kết cục truyện. Không có gì
không thực và “nhân-tạo” bằng. Những lời kết tội nghiêm khắc của ông
chưởng-lý đại diện cho lề lối phong-tục cũ và những lời cãi hùng-hồn của
trạng-sư, khiến chúng ta buồn cười.
Trong phong-trào xã-hội, có vấn đề được các nhà văn ta theo nhau nói đến,
là vấn-đề thanh-niên trụy-lạc. Nhưng với một đầu đề như thế, tôi lấy làm lạ
chưa có nhà văn nào diễn-tả được đúng những tâm-trạng và các nỗi băn-
khoăn của thanh-niên (mà các nhà văn đều là thanh niên): Bọn thanh-niên
chúng ta không thấy mình ở trong những tác-phẩm đó; chúng ta chỉ thấy
những ý nghĩ và tâm-lý của tác-giả, một tác-giả không biết người, cũng
không tự biết mình, quyết-đoán một cách sai lầm; bởi thế chúng ta dửng-
dưng và lãnh-đạm với tất cả những hành-vi của các nhân-vật trong truyện.
*
**