Những người đọc tiểu-thuyết
Người ta có thể nói có bao nhiêu thứ tiểu thuyết thì có bấy nhiêu hạng độc-
giả. Nhưng lấy những tính cách chung và rõ rệt giống nhau, ta có thể xếp
những người đọc sách vào hai hạng: hạng độc-giả chỉ cốt xem truyện và
hạng độc-giả thích suy nghĩ, thích tìm trong sách những trạng-thái tâm-lý
giống tâm-hồn mình.
Hai hạng độc-giả cùng đọc sách để giải trí. Từ các giải-trí thông thường để
mua vui, đến các giải-trí lý thú của những người coi sự hoạt-động của trí óc
là một công-việc ham mê.
Hạng độc-giả trên nhiều hơn. Họ đọc tiểu-thuyết gì cũng được, bất cứ loại
gì, và chỉ cần xem cốt truyện: họ vội vàng đọc để giở đến trang cuối sách
xem “về sau ra làm sao”. Cần gì câu văn, hay tư-tưởng của tác-giả: nhiều
khi, câu văn hay, tư-tưởng sâu sắc của tác-giả lại là điều trở ngại trong việc
đọc của họ. Hạng này chỉ cần có cái cốt truyện rắc rối sẽ được họ ưa thích.
Một quyển tiểu-thuyết hay, nhưng nếu không có cốt truyện ly kỳ sẽ làm họ
thất vọng và phê bình “truyện chẳng có gì cả”.
Ở trong nước ta, hạng này phần nhiều là các bà; không thể nhận được câu
văn hay, hoặc một tư-tưởng thâm-thúy, họ say mê về cốt truyện và ưa thích
các nhân-vật có những hành động cao-thượng hay bí mật. Nhưng tôi cũng
biết nhiều người đàn ông, có học-thức hẳn hoi, mà không thể phân-biệt
được một quyển tiểu-thuyết hay với quyển tiểu-thuyết dở. Sự thiếu suy xét
đó thành ra không phải là vật sở hữu; riêng gì về của phái yếu.
Hạng độc-giả này ngốn tiểu-thuyết như người ăn cơm lấy no, và khi đọc
xong họ không có cảm-tưởng gì cả. Họ còn bận đọc quyển khác. Chính
hạng độc-giả này khiến cho nhiều nhà văn - đáng lẽ bắt buộc độc-giả phải