THEO GIÒNG - Trang 24

MỘT VÀI Ý NGHĨ...

“Văn chương” trong câu văn và trong

ý-tưởng

Có những nhà văn lúc nào cũng nói đến các thứ hoa, đến các màu sắc, đến
các cây cỏ có vẻ “nên thơ”. Với họ, hoa nở trong sương sớm, mầu sắc rực
rỡ dưới ánh dương, cây liễu rủ bên hồ là những hình ảnh tươi đẹp và thanh
cao làm cảm-động lòng người văn-sĩ. Nói đến những cái đó là một bổn
phận, một sự cần phải có, để tỏ rõ cái “thi-vị” của tâm hồn. Họ không bỏ lỡ
mất dịp nào và ấn đầy hoa, đầy màu lạ, đầy liễu rủ trong câu văn của họ.
Dưới ngòi bút của những người ấy các câu tả cảnh đẹp đẽ nhắc đi nhắc lại
đã nghìn lần trở nên những hình ảnh sáo cũ mòn và vô vị.

(Tôi còn nhỏ đã đọc một thiên truyện ngắn, trong đó tác-giả tả cảnh bến đò
Tân-Đệ một đêm trăng: “bên bờ ngàn liễu rủ mình trong sương lạnh”.
Nhưng bến đò Tân-Đệ không có liễu bao giờ cả, chỉ có những kè đá với
những biển gỗ sơn đen. (Có lẽ tác-giả trong một cơn cao hứng đã trông
nhầm cái cột dây thép ra cây liễu chăng).

Thật hoa là đẹp, liễu có vẻ nên-thơ, không ai chối cãi điều đó. Nhưng cái
đẹp chỉ cứ ở hoa, ở liễu mà thôi đâu? Cái đẹp man mác khắp vũ-trụ, len lỏi
khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của
nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp
kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và
thưởng thức.

Những năm đầu của tôi trong văn-chương, ngày còn nhỏ, tôi cũng sinh
tâm-hồn “thi-sĩ” như họ. Trong cuốn sổ tay tôi biên chép những câu văn
sáo về hoa nở trăng lên; tôi yêu mến các thứ hoa đẹp đẽ và đã có lần bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.