Của cuộc đời nghệ sĩ
Nhà thi-sĩ Tản-Đà mất đi đã được gần ba tháng
. Cái việc đáng chú-ý nhất
là dấu hiệu cảm-tình của khắp người trong nước đối với gia-quyến nghèo
của thi-sĩ. Hưởng-ứng tiếng gọi của báo chí, tất cả những người yêu chuộng
văn ông - mà họ rất nhiều, từ Bắc đến Nam - đã gom góp gửi tiền và giúp
đỡ. Trong cái tang bất ngờ đau đớn, người quả-phụ chắc cũng đôi chút tự
an-ủi vì những cảm tình chân-thật mà bà thấy ở chung quanh. Có lẽ sự đó
đã khiến bà can-đảm nối chí của chồng xưa: chúng ta được tin rằng “Tản-
Đà Thư-Cục” lại mới thành-lập để sưu-tầm và xuất-bản toàn văn thơ của
thi-sĩ. Đây là một tin đáng mừng và chúng ta mong mỏi cho bà Tản-Đà
thành-công được trong cái việc thiêng liêng đó.
Tuy vậy, khi nhìn lại làn sóng cảm-tình của mọi người đối với thi-sĩ, chúng
ta cũng không khỏi có đôi chút ngậm ngùi. Giá những cảm tình ấy cũng
biểu-lộ rõ-rệt như thế ngay hồi thi-sĩ còn ở đời... có lẽ sự sống của thi sĩ và
gia-quyến được dễ chịu và rộng rãi hơn, có lẽ thi-sĩ khỏi phải bận tâm vì
những cái thiếu thốn nhỏ mọn hàng ngày, đã sản-xuất được nhiều tác-phẩm
quý báu hơn. Ai đã nói rằng sự sung-túc giết chết nghệ-thuật, rằng sự
nghèo nàn thiếu thốn cần cho nghệ-sĩ như một sự kích-thích tài-năng sản-
xuất được nhiều hơn? Có lẽ sự sản-xuất rất dồi dào của nhà văn Honoré de
Balzac một phần có thể giải nghĩa món nợ to ông mắc mà chưa trả được,
nhưng có gì chứng tỏ rằng không công nợ ông sẽ sản xuất ít hơn? Cái
nghèo như một bệnh ung thư cắn nhấm dần tài-năng người nghệ-sĩ. Người
này không cần gì phải giàu có, không cần phải sống một cuộc đời sang-
trọng; họ chỉ cần một cuộc đời chắc chắn, đủ ăn đủ tiêu, không phải lo nghĩ
đến ngày mai. Thế là đủ để cho họ chuyên chú hết tinh-thần và nghị-lực
vào nghệ thuật.