THEO GIÒNG - Trang 40

Số phận các tác-phẩm văn-chương

Chúng ta thường vẫn hay nói đùa rằng nhà văn nọ xuất bản một tác-phẩm
chỉ bán được ba quyển: vợ mua một quyển, bạn thân mua một quyển, còn
một quyển thì chính nhà văn mua.

Nhà văn ở trong cảnh ấy thì cũng đáng buồn thực. Chỉ còn mỗi một cớ an
ủi là sự hoan nghênh của hậu thế. (Nếu tác-phẩm đó có giá-trị, cố nhiên).
Nhưng hiện bây giờ thì không biết tác phẩm đó hay hay dở, vì chính sự
không định ấy là nguồn gốc của những điều an ủi. Nhà văn có thể nghĩ - và
sẵn lòng nghĩ như thế lắm - rằng thiên hạ không ai hiểu ta, nhất là những
nhà phê bình đã chê trách tác phẩm của ta, và hậu thế sẽ báo thù cho ta
những sự bất công ấy.

Mà, đúng như vậy, phần nhiều các tác-phẩm người ta công nhận là có giá
trị bây giờ, lúc mới ra đời đều gặp sự lãnh đạm của người đọc, và điều này
mới phiền cho tác-giả hơn, bị những điều chế giễu của các nhà phê-bình.

Trong cuốn “Theo đuổi thi ca” của Desmond Flower, có trích đăng thư từ
của các văn sĩ Anh nổi tiếng, chỉ rõ sự băn-khoăn của các thi sĩ đối với các
lời bình phẩm, và cũng có trích đăng cả những lời bình phẩm ấy.

Bài thơ bất hủ Endymion của thi-sĩ John Keats - bài thơ có nhiều câu hay
nhất của tiếng Anh - lúc xuất-bản được nhà phê bình của báo Quartely
Review
bình-phẩm như thế này:

“Tác giả ấy (chỉ J. Keats) ăn cắp văn của Hunt (nhà báo và thi-sĩ có tiếng)
nhưng mà lại bí hiểm hơn, cũng gần gai góc như thế, dài giòng hơn hai lần
và mười lần khó chịu và vô lý hơn kiểu mẫu”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.