Còn Feuilles d’Herbes, tác-phẩm giờ nổi tiếng của Walt Whitman: “bốc ra
những hơi khó ngửi, tầm thường và dại dột, đống phân...” ấy là một vài câu
bình phẩm mà bài đó đã gợi lên. Whitman làm ở một bộ, bị ông Thượng-
thư đuổi chỉ vì cái hoạt-động thi-sĩ ấy. Tuy vậy ông ta cũng không lấy làm
phiền lòng và sống đến năm bảy mươi ba tuổi, trái với J. Keats, nhà thi-sĩ
này chết năm hai mươi sáu tuổi, và theo ý mọi người thì ông ấy chết buồn
về những lời phẩm-bình bất công của các nhà phê-bình.
Như vậy càng cảm-động hơn khi chúng ta đọc bức thư của Flower trong đó
ta thấy thi sĩ này hết sức chống lại với sự chẳng may và giữ thái-độ điềm-
tĩnh.
“Sự khen hay chê chỉ có một ảnh-hưởng nhất thời đối với người có một tấm lòng yêu cái đẹp đủ trong sạch để tự mình là một nhà phê-bình nghiêm-ngặt đối với những tác-phẩm của
mình. Sự phê-bình của tôi đối với văn tôi đã làm cho tôi đau đớn, bằng mấy những lời phê-bình mà tay trợ-bút các báo đã viết. Và một đằng khác, khi mà tôi biết tôi đã thành công
được trong việc gì, không có một lời khen nào có thể cho tôi được cái sung sướng mà sự tự biết cái gì đẹp đã đem lại cho tôi”.
Nếu ta muốn biết ảnh-hưởng đối với Keats của những lời phê-bình bất
công, ta hãy đọc một đoạn thư của Shelley viết cho ông chủ báo Quartely
Review:
“Anh Keats khốn khổ đã bị đặt vào một tình-trạng ghê gớm bởi bài tường-thuật ấy viết ra, tôi chắc thế, không phải với cái ý muốn gây nên những kết quả mà tuy vậy bài đó đã gây
nên: ấy là đầu độc cả đời hắn và làm nẩy ra một bệnh mà Keats ít có cơ qua khỏi. Theo người ta vừa mới viết cho tôi, những triệu chứng mới phát ra giống như bệnh điên và người ta
đã khó nhọc mới giữ được Keats khỏi tự tử...”.
Sau hết tôi muốn chưng ra một cái thư mà Charlotte Brontë, chị cả trong ba
chị em thiên tài Brontë đã gửi cho Tennyson. Bức thư đó gửi kèm với ba
tập thi ca đầu tiên mới xuất bản của ba chị em:
“Tuy quảng-cáo một năm mà ông chủ xuất-bản chỉ bán được có hai bản, mà phải khó nhọc thế nào chỉ mình ông ta biết”.
“Trước khi đem sách cho vào cối, chị em chúng tôi định giữ vài bản làm quà biếu. Xin ông cho phép chúng tôi kính biếu ông một bản, gọi là cảm ơn ông cái vui thú và ích-lợi như tác
phẩm của ông đã đem lại cho chúng tôi”.