Theo giòng
... “Nếu họ viết ít đi, ta sẽ thấy thích viết hơn”, trong câu nói của André
Gide có lẫn một ý vị hơi chua chát. Tôi cố ý nhắc lại lời nói đó lúc này.
Chưa bao giờ sách xuất-bản nhiều như bây giờ, những tác-phẩm thi nhau ra
đời như bướm nở ngày mùa, như chuồn chuồn vỡ tổ. Đáng phàn nàn về sự
nhiều chăng? Không, văn-chương nước ta còn cần nhiều hơn nữa, hàng
nghìn hàng vạn quyển để đủ bày trong thư viện, trong các tủ sách gia-đình.
Không, điều đáng phàn nàn, là cái giá trị của những văn phẩm đó, viết ra
một cách vội vàng, một cách cẩu thả, một cách khinh rẻ vô cùng.
Có lẽ thời thế khiến người ta ham đọc sách, nhà xuất-bản thấy lợi muốn
xuất-bản thật nhiều, và nhà văn cũng vội vàng viết mau cho có tác phẩm,
để được tiếng, được tiền. Những tác phẩm ra đời mỏng mảnh cả về hình
thức lẫn tinh-thần. Một trăm trang sách viết cho đầy không phải là công-
việc khó. Tìm một cái tên sách cho kêu, cho khiêu khích, cũng dễ dàng.
Thế là đủ.
Một tác-phẩm dẫu không hay, nghệ-thuật kém, nhưng tác-giả đã công phu,
đã cố sức, đã tha thiết viết ra, chúng ta vẫn kính trọng. (Nhưng nếu đã đủ
các điều kiện ấy, thì quyển sách thường hay). Lòng kính trọng là cái mà các
nhà văn ấy thiếu nhất: kính trọng mình, kính trọng tác-phẩm của mình,
không đức tính ấy, không bao giờ có công-cuộc giá-trị và lâu bền.
*
**
Người ta bắt đầu để ý đến sự đọc sách của các trẻ em. Đã lâu chúng ta phàn
nàn về sự thiếu sách cho các con trẻ đọc, mà không ai làm gì để bồi đắp vào