THEO GIÒNG - Trang 53

tiểu-thuyết duy nhất, tiểu-thuyết kia không được duy nhất. Duy nhất nghĩa
là bao nhiêu tình tiết, bao nhiêu tư-tưởng, và bao nhiêu cái hay của tiểu-
thuyết đều quy cả về một mối. Không có đoạn nào đối với tâm-lý của
truyện có thể là thừa, hay là không có liên lạc trực-tiếp và mật-thuyết với
cốt truyện. Vì vậy, nên các nhà văn đó mới có cái khuynh-hướng thu tất cả
về một hay hai nhân-vật chính, cốt ý để cái hứng-thú của truyện khỏi bị
giải-giác. Về mặt tâm-lý lại thu về một tình-cảm gọn-ghẽ, phân-tách riêng
ra, như ái-tình, lòng ghen-ghét, kiêu-ngạo v.v..., mà tình-cảm ấy cũng lấy ở
cái độ mãnh-liệt nhất của nó mà thôi. Ngoài ra, những cái gì mà theo quan-
niệm trên, người ta cho là phụ thuộc, đều vứt bỏ đi cả. Bởi thế, thường
thường trong các tiểu-thuyết của văn phái ấy, chúng ta không biết gì về nhà
cửa, thân thế của nhân-vật chính ra sao, không biết họ giàu hay nghèo, ở
vào giai-cấp nào trong xã-hội. Những chi tiết đó, coi là vô-dụng, đều bị gạt
ra ngoài. Bởi cái công việc thu-gọn đó, coi là vô dụng, đều bị gạt ra ngoài.
Bởi cái công việc thu gọn ấy, các nhà văn kia định có kiêu-vọng đạt tới cái
gì bất-di bất-địch trong lòng người, cái gì cốt yếu trong tính-tình của người
và ở bất cứ người trong hạng nào, ở dân-tộc nào cũng đều giống nhau.

Những cái cốt yếu của người đó, họ rất ít khi tới được bằng cách ấy. Theo
những lề lối, những phép-tắc tự ý đặt ra, phần nhiều họ thường chỉ đi đến
cái giả dối, đến những khuôn sáo mà thôi. Cái tinh-túy của sự sống mà họ
tưởng bắt giam và giữ được trong cái lồng nan lề-lối ấy đã thoát ra lúc nào
họ không biết, và chỉ còn để lại có cái bẫy trơ.

Văn phái có quan-niệm tiểu-thuyết là sự sống - những nhà văn Anh và Nga
- dàn xếp tiểu-thuyết của họ một cách khác. Định tìm hiểu cuộc đời trước
hết, chứ không phải định làm một công-việc văn-chương, họ hiểu-biết sự
liên-lạc gì và rất xa cách nhau. Theo ý họ, không thể làm cái công việc giả
dối là phân-tích riêng ra một trạng thái nào của tâm-hồn người ta cả. Người
ta bao giờ cũng chịu rất sâu xa ảnh-hưởng của hoàn-cảnh, và người, trước
hết, là được tạo nên để sống với hoàn-cảnh. Một người giàu có không yêu,
hay hẳn yêu giống một người nghèo, một người bình-dân không yêu như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.