THEO GIÒNG - Trang 56

Câu chuyện bên gốc liễu hay “Tâm hồn

nghệ sĩ”

Lúc ấy là một đêm vào đầu mùa thu. Thời tiết không lạnh lắm, và gió hiu-
hắt đưa lại từng cơn nhẹ. Trời cao trong thẳm, các vì sao lấp-lánh sáng
những màu sắc khác thường.

Chúng tôi đứng bên một cây liễu; trước mặt là Tây-hồ mà sóng đến vỗ róc-
rách ngay dưới chân. Bên trái chúng tôi là một bụi tre nhỏ, cành hơi ngã
nghiêng theo chiều gió, khe khẽ ca cái bài ca sao sác của những lá vàng
khô.

- Cành lá tre này cũng như những cành lá tre khác, không có gì đặc-biệt.
Nhưng tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre, mà không thấy nổi lên
trong lòng những ý-nghĩ và cảm-giác lúc nào cũng giống nhau. Khi thấy
các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang-động âm-thầm và
kín-đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm-giác gì thanh-thoát và lạnh lẽo,
một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua-sót, vừa tha-thiết lại vừa lãnh-đạm,
như tâm-hồn một nhà ẩn dật thời xưa, chán những điều thế-tục, đem giấu
cái tài-năng không được ai biết trong rừng núi... Vài lá tre dài nhọn vắt qua
trăng sáng, trông thật giống một bức tranh phóng-bút của Tầu. Nhưng bức
tranh ấy không những chỉ phô bày một cảnh mà thôi, nó còn hàm một ý-
nghĩa biểu-hiệu nữa, mà chúng ta không ra thoát. Tre cũng như thông, được
người xưa lấy làm biểu-hiệu của người thanh-cao, danh-lợi không phàm, và
trong ngọn gió đầu sương vẫn giữ vững được tâm-hồn ngay thẳng. Trong
tiếng sào-sạc của lá tre, hay tiếng vi-vu của ngàn thông, chúng ta được nghe
lời nói của tâm-hồn ấy, một lời nói không phải ở ngoài vào mà chính tự
trong lòng chúng ta từ đời kiếp nào lên. Tôi chẳng bao giờ chỉ nhìn ngắm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.