THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 21

Năm 1928, nó bị Ô. Phan Khôi công kích trên Đông Pháp thời báo. Ông Phan trách thể thơ “bó

buộc quá mà mất cả sanh thú”

[4]

.

Năm 1929, trên báo Phụ nữ tân văn Ô. Trịnh Đình Rư lại công kích nó một lần nữa và hô hào

người ta lưu tâm đến lối lục bát và song thất lục bát, là những lối thơ đặc biệt của ta

[5]

.

Thực ra, từ trước, trên sách vở báo chương thỉnh thoảng thất ngôn luật cũng đã phải nhường chỗ cho

lục bát, song thất lục bát, cổ phong, từ khúc.v.v... Lác đác người ta còn thấy xuất hiện những bài không
niêm, không luật, không hạn chữ, hạn câu. Ấy là bài dịch thơ ngụ ngôn La Cigale et la Fourmi của

Nguyễn Văn Vĩnh

[6]

:

Con ve sầu kêu ve ve suốt mùa hè

Đến kỳ gió bấc thổi

Nguồn cơn thật bối rối...

Ấy là những bài gọi là thơ buông

[7]

của một sinh viên trường Cao đẳng. Ô. Lê Khánh Đồng, đã làm

một trò cười cho chúng ta hồi nhỏ.

Những bài như thế mà dám mạo danh là thơ, cứ thời bấy giờ thực đáng khép vào tội phạm thượng.

Một sự biến cố dường ấy mà xảy ra được, dầu không được công nhận, cũng đủ chứng rằng cái thời vận
luật Đường đã cực kỳ suy vi.

Khuôn khổ bài thơ bắt đầu rạn nứt. Một sức mạnh đương ngấm ngầm hoạt động trong tâm linh nòi

giống. Nói cho đúng, chúng ta cũng chỉ phỏng đoán chứ thực ra chưa thấy gì. Thi thể có ít nhiều thay
đổi mà thi tứ vẫn như xưa. Chỉ trong đôi bài thơ của Tản Đà mới thấy phảng phất chút bâng khuâng,
chút phóng túng của thời sau. Ngoài ra, người ta vẫn ca đi hát lại bấy nhiêu đề thơ bằng bấy nhiêu
giọng thơ không di dịch. Cửa hé mở từ lâu nhưng ngọn gió xa đón hoài không thấy tới. Xã hội Việt
Nam chưa đến tuần thành thục. Chưa có thể nhóm đậy một cuộc cách mệnh về thi ca.

*

* *

Nhưng một ngày kia cuộc cách mệnh về thi ca đã nhóm dậy. Ngày ấy là ngày 10 mars 1932

[8]

. Lần

đầu tiên trong thành trì thơ cũ hiện ra một lỗ thủng. Ô. Phan Khôi hăng hái như một vị tướng quân,
dõng dạc bước ra trận. Ông tự giới thiệu: “Trước kia... ít ra trong một năm tôi cùng có được năm bảy
bài, hoặc bằng chữ Hán, hoặc bằng chữ Nôm; mà năm bảy bài của tôi, không phải nói phách, đều là
năm bảy bài nghe được”. Ấy thế đó mà ông kết án thơ cũ! “Thơ cốt chơn. Thơ cũ bị câu thúc quá nên
bị mất chơn”. Bởi vậy ông bày ra một lối thơ “đem ý thật có trong tâm khảm mình tả ra bằng những
câu có vần mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết” và tạm mệnh danh là thơ mới.

Hồi bấy giờ Phụ nữ tân văn đương thời cực thịnh. Những lời nói của ông Phan được truyền bá đi

khắp nơi. Cái bài thơ mới “Tình già

[9]

ông dẫn ra làm thí dụ, không rõ có được ai thích không, nhưng

một số đông thanh niên trong nước bỗng thấy mở ra một góc trời vì cái táo bạo giấu giếm của mình đã
được một bực đàn anh trong văn giới công nhiên thừa nhận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.