THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 22

Lần lượt những bài thơ mới, vốn làm từ trước, được đưa lên mặt báo. Người hưởng ứng thứ nhất là

Ô. Lưu Trọng Lư. Sau khi đăng bài của Ô. Phan Khôi chẳng bao lâu, Phụ nữ tân văn nhận được một
bức thư hoan nghênh ký cô Liên Hương (Faifo), một bài thơ mới “Trên đường đời” ký Lưu Trọng Lư
và một bài nữa “Vắng khách thơ” ký Thanh Tâm. Ký nhiều tên cho rộn thế thôi chứ đi lại cũng chỉ một
người. ‘Tình già”, “Trên đường đời”, và “Vắng khách thơ” là ba bài mang tên thơ mới được đăng báo

trước nhất. Trong ba bài ấy thì bài thứ ba đã là một bài có giá trị

[10]

. Kế đó, Phụ nữ tân văn còn

đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh (tức Nguyễn Thị Kiêm), của Hồ Văn Hảo và nhiều người
nữa.

Nhưng rồi phong trào thơ mới chuyển ra đất Bắc và được một cơ quan ngôn luận khác ủng hộ một

cách đắc lực hơn.

Báo Phong hóa tập mới ra đời ngày 22 Septembre 1932. Ngay số đầu đã có bài công kích thơ

Đường luật và kết luận rằng: “Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng”. Từ đó cho đến cuối năm
1932, Phong hóa không đăng thơ mới nhưng cũng không đăng thơ cũ. Phong hóa lại còn giễu thơ cũ
bằng cách giễu Tản Đà, người đại biểu chính thức cho nền thơ cũ. Bài “Cảm thu tiễn thu” của Tản Đà
đã làm đầu đề cho một bức tranh khôi hài của Đông Sơn và một bài hát nói khôi hài của Tú Mỡ. Họ so
sánh cảnh thực với cảnh mộng trong trí tưởng thi nhân. Tú Mỡ viết:

Cây tươi tốt, lá còn xanh ngắt,

Bói đâu ra lác đác lá ngô vàng!

Trên dường đi nóng dãy như rang,

Cảnh tuyết phủ mơ màng thêm quái lạ!

Phá hoại rồi họ kiến thiết. Nhận được của Ô. Lưu Trọng Lư bức thư gửi cho Ô. Phan Khôi mấy

tháng trước, họ trịnh trọng đăng lại trên Phong hóa số Tết ra ngày 24 janvier 1933 cùng với ít bài thơ
mới của Lưu Trọng Lư, Tân Việt, Thế Lữ. Tiếp theo đó, Phong hóa luôn luôn đăng thơ mới của Tứ Ly,
Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Văn Kiện, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông.

Các báo chí khác cũng đua nhau đăng thơ mới. Ở Huế, Ngân Sơn tùng thư ra đời ngày 15

Septembre 1933, liền xuất bản với ít truyện ngắn, một tập thơ mới của Lưu Trọng Lư

[11]

.

Thơ mới đã bắt đầu có cơ sở. Trong làng thơ mới người ta càng sốt sắng thêm. Từ hai tháng trước,

hôm 26 juillet 1933, một nữ sĩ có tài và có gan, cô Nguyễn Thị Kiêm, đã lên diễn đàn hội Khuyến học
Sài Gòn hết sức tán dương thơ mới. Hội Khuyến học Sài Gòn thành lập đến bấy giờ đã 25 năm. Lần
thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe
như thế.

Nối gót cô Nguyễn Thị Kiêm, còn nhiều diễn giải cũng theo một mục đích: giành lấy phần thắng cho

thơ mới:

Juin

1934: Ô. Lưu Trọng Lư diễn thuyết tại nhà Học hội Quy Nhơn.

Janvier

1935: Ô. Đỗ Đức Vượng diễn thuyết tại hội Trí tri Hà Nội.

Janvier

1935: cô Nguyễn Thị Kiêm lại diễn thuyết tại hội Khuyến học Sài Gòn để tranh luận với Ô.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.