THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 24

Novembre

- décembre 1934: Tản Đà nói chuyện thơ mới, thơ cũ trên Tiểu thuyết thứ bảy.

Décembre

1934: Trên Văn học tạp chí Ô. Hoàng Duy Từ phản đối bài diễn thuyết của Ô. Lưu Trọng

Lư tại nhà Học hội Quy Nhơn.

9 janvier 1935: Ô. Nguyễn Văn Hanh diễn thuyết tại hội Khuyến học Sài Gòn.

16 janvier 1935: Ô. Nguyễn Văn Hanh lại diễn thuyết tại hội Khuyến học Sài Gòn cùng một hôm

với cô Nguyễn Thị Kiêm (diễn thuyết tranh luận).

Avril

1935: Hai Ô. Tường Vân và Phi Vân xuất bản tập thơ cũ Những bông hoa trái mùa ở Vinh.

Juin

1935: Ô. Tùng Lâm Lê Cương phụng công kích thơ mới trên Văn học tuần san, Sài Gòn.

Avril

1936: Ô. Thái Phi công kích thơ mới trên báo Tin văn, Hà Nội.

Août

1937: Ô. Nguyễn Văn Hanh diễn thuyết ở hội Quảng tri Huế.

Juin

1941: Ô. Huỳnh Thúc Kháng, sau nhiều lần chỉ trích và mạt sát, nói cả quyết rằng thơ mới đã

đến ngày mạt vận.

*

* *

Cũng rộn đấy chứ! Cái cảnh thơ cũ lúc tàn không đến nỗi buồn tẻ, thảm hại như cái cảnh suy vi của

nền Khổng học. Năm 1930, Ô. Phan Khôi viết trên báo Thần chung ở Sài Gòn một thôi hai mươi mốt
bài chỉ trích Khổng giáo. Thế mà những môn đồ đạo Khổng còn sống sót nguội lạnh như không. Tinh

thần Khổng giáo ở nước ta đã bạc nhược lắm vậy. Tinh thần thơ cũ

[17]

có phần tráng kiện hơn. Gặp

cơn nguy biến, còn có người ra tay chống chọi. Nhưng rồi cũng không sao cứu vãn được tình thế. Chỉ
có một người hoặc có thể làm nên chuyện. Người ấy là Tản Đà một nhà thơ có tài. Nhưng đối với
phong trào thơ mới, Tản Đà lại hết sức dè dặt. Một người nữa, Ô. Hoàng Duy Từ, trên Văn học tạp
chí
, cũng có nhiều câu có lý, nhưng ông lại chủ trương cái thuyết của A. Chénier: tứ mới lời xưa. Và
như thế ý kiến ông giống hệt nhiều nhà thơ mới.

Còn các người khác họ lập luận đại khái bất ngoại mấy lối này:

Hoặc họ cho những nhà thơ mới là một bọn mù:

Chẳng khác anh mù lại nói mơ

Chẳng qua một bọn dốt làm thơ

[18]

Ý họ nghĩ rằng người ta làm thơ mới là chỉ vì luật thơ Đường khó. Nhưng từ août 1933, thuật lại

cuộc diễn thuyết của Ô. Tân Việt, Phụ nữ tân văn đã trả lời trước họ: “Thơ tám câu cũng không phải
khó gì. Nhiều người chỉ học trong nửa tiếng đồng hồ là thuộc và có thể làm đúng niêm luật. Các báo
hàng ngày vẫn đăng luôn bao nhiêu là thơ bát cú của nhiều thí sĩ chỉ học trong có mấy ngày là “thành
tài”... Chúng tôi dám quả quyết như vậy là vì từ khi có báo quốc ngữ đến nay, đã vài mươi năm, ở mục
văn uyển các báo, thơ tám câu, bốn câu mọc ra không phải như hoa lan, hoa huệ, hoa hồng, mà như

nấm”

[19]

.

Hoặc họ dẫn ra ít bài thơ mới lủng củng lủng ca để công kích cho tiện rồi kết luận theo lối cái nhà

thơ cũ nào đó đã gửi cho Ô. Lam Giang một bài bát cú chê thơ mới:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.