THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 25

Nghĩa lý vơ vơ rồi vẩn vẩn

Thanh âm ngẩn ngẩn lại ngơ ngơ

So với Á học như dưa đắng

Sánh với Âu văn tựa mít xơ...

[20]

Họ quên rằng chính những nhà thơ mới đã công kích thơ mới tàn nhẫn nghĩa là công kích những bài

mới bất thành thơ. Phong trào thơ mới xuất hiện được hơn một năm thì trên báo Phong hóa đã thấy

những bài thơ nhại của Thế Lữ và của Khái Hưng

[21]

.

Công kích những bài thơ mới lủng củng là một chuyện thừa vậy. Công kích được những bài có giá trị

mới mong tiệt được mầm thơ mới. Nhưng đã có giá trị thì còn biết công kích thế nào!

Đó là chưa nói đến những người như Ô. Nguyễn Văn Hanh: Ba lần Ô. Hanh lên diễn đàn công kích

thơ mới là ba lần tai hại cho nền thơ cũ. Con gấu của La Fontaine cũng không thể vụng về hơn.

Như thế thì làm sao hòng đối phó với một bọn vừa khôn vừa ranh. Họ lầm lỗi, họ tự phê bình lấy

không dợi người khác chỉ trích. Mà khi họ đã chỉ trích ai thì khó mà cất đầu lên được. Cô Bích Ngọc
để tựa lời khuyên của cô chỉ thêm vào mấy chữ: “... dù ao nhà ấy đầy những bùn, những vẩn. Tôi buồn
rằng người thục nữ có duyên đến thế lại kém vệ sinh”.

Nhưng nguy nhất cho những người bênh vực thơ cũ là trong tám chín năm luôn thơ mới sản xuất ra

tập thơ cũ Những bông hoa trái mùa khuyên làng thơ nên bỏ “ao ngoài” về tắm “ao nhà”. Lê Ta thuật
nhiều nhà thơ có danh, nhiều bài thơ có giá trị. mà họ gần như không sáng tạo ra được một chút gì có

thể gọi là thơ

[22]

.

Cuộc tranh đấu đã đến hồi không ngang sức. Cả thanh thế Ô. Huỳnh Thúc Kháng, một nhà chí sĩ lão

thành cũng chịu không làm gì được. Thực ra, thơ cũ rút quân khỏi mặt trận, nhưng không hề cởi giáp
lai hàng. Nó lui về các thi xã, ẩn mình trong những thi tập chỉ trao tay trong năm bảy anh em và lưu
truyền về sau cho con cháu. Đừng có ai xâm phạm đến những nơi nó đương an nhàn dưỡng lão. Kẻ viết
mấy dòng này đã có lần đụng phải nanh vuốt của nó. Hồi 1937, vì vô ý lạm dự vào một cuộc bàn cãi
về văn chương, tôi đã bị một ông tiến sĩ nói thẳng vào mặt: “Khoa học xin nhường các người; nhưng
thơ văn các người phải để đó cho chúng tôi”. Chính ông nghè ấy đã có lần lên án chém Lưu Trọng Lư.
Cũng may ông nghè chúng ta không làm tể tướng nên họ Lưu vẫn làm thơ mới như thường.

Dầu sao, chút oai thừa cũng không đủ khiến người ta quên cái cảnh tiêu điều của một đám tàn quân

thất thế. Thơ cũ trên sách báo ngày một thưa dần. Trừ một đôi tờ không chuyên về văn chương, còn hễ
đăng thơ cũ là báo chết. Tình cảnh ấy liên luỵ đến cả Ô. Phan Khôi, người đã khởi xướng ra thơ mới.
Những bài nói chuyện thơ của ông đăng trên Nam Phong tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần chung,
Phụ nữ tân văn, Trung lập, khoảng 1918 - 1932, đã được hoan nghênh biết bao. Thế mà hồi 1936 ông
góp lại thành tập xuất bản lấy tên là Chương dân thi thoại thì chẳng mấy ai để ý đến. Mà quyển thi
thoại của ông nào có dở cho cam! Nó chỉ có cái tội là nói chuyện thơ cũ.

Đồng thời trên báo thấy đăng một cái quảng cáo “nhận làm thuê các thứ văn vui, buồn, thường dùng

trong xã hội”.

Dưới quảng cáo một tên ký mà lịch sử văn học Việt Nam sẽ lưu truyền mãi mãi: Tản Đà Nguyễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.