THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 277

1945

[147]

để giảng cho lớp văn III Đại học Sư phạm và Đại học Tổng Hợp Hà Nội, Hoài Thanh viết

trong phần kết luận:

“Thơ lãng mạn tiểu tư sản có thể xem là một sức phá hoại, vừa phá hoại chế độ thực dân phong kiến

vừa phá hoại nhiệt tình cách mạng. Trong thơ lãng mạn tiểu tư sản vẫn có một thứ lòng tin mà bọn
thống trị cũ có thể dựa vào, tức là lòng tin rằng cuộc đời là thế, không thể thay đổi được. Nhưng bọn
thống trị cũ dựa vào lòng tin thì ít, vào võ lực thì nhiều. Trái lại lực lượng của cách mạng chủ yếu là ở
lòng tin. Cho nên bọn thực dân dung dưỡng mà cách mạng lại phải tiến hành đấu tranh với thơ lãng
mạn tiểu tư sản.

Trong hoàn cảnh ngày nay tuy cách mạng đã thắng lợi trên một nửa nước, đại bộ phận tiểu tư sản đã

đứng trong hàng ngũ cách mạng nhưng tư sản và tiểu tư sản mà nhiều anh em chúng ta vốn hô hấp một
lần cuối cùng với sữa mẹ vẫn có sức lôi cuốn chúng ta. Có những câu thơ rầu rĩ nó cứ ngân nga âm ỉ
trong lòng, bám vào đầu óc như đỉa, cần phải bôi vôi vào mà rứt nó ra.

Nhưng lại cũng phải nhớ rằng tư sản và nhất là tiểu tư sản nước ta cũng có khả năng đi với cách

mạng. Chút lòng yêu đời yêu nước còn thể hiện trong thơ không nên tùy tiện mà vứt đi, vẫn cần phải

trân trọng. Và nên nhớ phần ấy nhiều hơn là phần tiêu cực, dầu nhớ để phê phán cũng vậy”.

[148]

Từ cách nhìn nhận “thơ mới” có phần thái quá trong Nói chuyện thơ kháng chiến (1951) đến đây

Hoài Thanh đã có cái nhìn độ lượng thể tất nhân tình, sát với giá trị thực của “thơ mới” nhiều hơn. Tuy
vậy có một nhận định cơ bản về “thơ mới” mà tác giả Thi nhân Việt Nam - trong các bài viết cũng
như sổ tay ghi chép, sau này trong lúc trao đổi chuyện trò với bạn bè hoặc con cái - không thay đổi:
mặt chính của “thơ mới” là tiêu cực.

Trong đề cương chuẩn bị cho buổi nói chuyện về “thơ mới” ở Đại học Tổng hợp hồi tháng 11 -

1962, Hoài Thanh ghi ở mục “Vào đề”:

“Mọi người đều đồng ý trong “thơ mới” 1930 - 1945 có nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực. Cái

chỗ không đồng ý là tỉ lệ giữa hai bên, về phần tôi, tôi vẫn nghĩ tiêu cực là chính”. (Tôi nhấn mạnh.
T.S.)

Buổi nói chuyện ấy theo yêu cầu của nhà trường, chủ yếu nêu cái phần tích cực của “thơ mới” nhằm

mục đích để người nghe tiếp thu được cái hay của thơ. Hoài Thanh ghi tiếp trong đề cương bài nói:
“yêu cầu ấy cũng phù hợp với tôi: tôi nghĩ phê phán cái dở trong văn thơ không gì bằng quên quách nó

đi. Đó là cách phê phán của quần chúng”.

[149]

Xem lại các ghi chép trong để cương chuẩn bị bài nói kể trên, tôi thấy Hoài Thanh đã chọn những

bài thơ hay trong phong trào “thơ mới” của các nhà thơ nổi tiếng như: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Xuân
Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, Thâm Tâm, Đoàn
Văn Cừ, Anh Thơ v.v... để bình luận, phân tích những cái hay, cái tích cực của “thơ mới” được khái
quát trong những tiêu mục như sau:

- Phong vị đậm đà của cảnh sắc quê hương.

- Thái độ trân trọng đối với người lao động.

- Tấm lòng thiết tha với đất nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.