- Lòng khao khát yêu đời.
- Tình yêu phong phú, tha thiết và đắm say.
- Những đóng góp quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật của “thơ mới”.
[150]
Nhưng, hai tháng sau, vào tháng 11 - 1964, có lẽ Hoài Thanh muốn đề phòng “cách nhìn đời theo lối
“thơ mới” còn tồn tại từng mảng trong cuộc sống của chúng ta” (PBTL II tr.230), e ngại lớp thanh niên
dầu chưa biết đến “thơ mới” bao giờ cũng vẫn có nhiễm phải cách nhìn đời theo lối “thơ mới” nên
trong bài viết Một vài ý kiến về phong trào “thơ mới” và quyển “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh
nhấn mạnh:
“Nhìn chung “thơ mới” chìm đắm trong buồn rầu, điên loạn, bế tắc. Đó là chưa nói đến phần hiển
nhiên là sa đọa. Nguy hiểm nhất là nó lại tạo ra một thứ say sưa trong đó. Hình như không buồn rầu,
không điên loạn, không bế tắc thì không hay, không sâu. Bế tắc đã biến thành một thứ lý tưởng. Một thứ
lý tưởng như thế bao giờ cũng nguy hiểm, trong một hoàn cảnh cần phải đấu tranh quyết liệt lại
càng nguy hiểm (Tôi nhấn mạnh. T. S) cho nên mặt chính của “thơ mới” phải nói là mặt tiêu cực.
Ngay những nhân tố tích cực cũng chìm ngập trong không khí bế tắc ấy không gỡ ra được”. (PBTL II
tr.230)
Tháng 8 năm 1977, mười ba năm sau khi viết bài vừa kể trên, Hoài Thanh muốn được “nói thêm vài
lời nữa” với độc giả miền Nam, nhất là độc giả trẻ “đã đọc và ưa thích quyển Thi nhân Việt Nam, đã
bắt gặp trong Thi nhân Việt Nam và nói chung trong “thơ mới” một tiếng nói đồng tình, đồng điệu”.
Hoài Thanh nhắc nhở nhẹ nhàng mà vẫn dứt khoát: “Ngày nay hòa bình đã lập lại, hoàn cảnh đã đổi
khác. Trong hoàn cảnh mới, nên chăng nhìn Thi nhân Việt Nam một cách khác? Tôi nghĩ chúng ta sẽ
tiếp tục trân trọng phần hay, phần đẹp trong “thơ mới” như ta vẫn nhận định trước đây. Nhưng phần ấy
không phải phần chính. Phần chính là “thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”
[151]
. Mà vô luận trong
hoàn cảnh nào cũng không thể chấp nhận chuyện buông XUÔI.
Nhất là khắc phục hậu quả của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, của ba mươi năm chiến tranh xâm
lược, xây dựng lại đất nước bị tàn phá nặng nề về nhiều mặt, là một sự nghiệp đòi hỏi ở mỗi chúng ta
rất nhiều cố gắng và hy sinh, kể cả những cố gắng và hy sinh lớn nhất” (TTHT tập II - tr.308).
Như vậy là trong vòng gần ba mươi năm (từ 1951 đến 1977), trước sau Hoài Thanh vẫn dứt khoát
coi tiêu cực là mặt chủ yếu của “thơ mới” và Thi nhân Việt Nam. Đánh giá Thi nhân Việt Nam,
Hoài Thanh không tách rời với việc đánh giá thơ mới: Thi nhân Việt Nam là một hợp tuyển “thơ
mới” “giai đoạn 1932 - 1941, viết về Thi nhân Việt Nam không thể nào không căn cứ vào một nhận
định khoa học về phong trào “thơ mới” “(TTHT II - tr.294). Đặt vấn đề như vậy là đúng về cơ bản
nhưng chưa đủ. Dù sao cũng phải nhìn nhận “thơ mới” với tư cách là một trào lưu, một khuynh hướng
văn học mà sự hình thành và phát triển, tồn tại và lụi tàn có quá trình và quy luật riêng của nó. Thi
nhân Việt Nam chỉ là một mặt cắt ngang ở ranh giới của thời kỳ phát triển và suy tàn. Thi nhân Việt
Nam có chứa khá nhiều nhân tố tiêu cực của “thơ mới” nhưng không phải là tất cả. Hoài Thanh đã cảm
thấy điều này nhưng chưa có dịp đi sâu và hình như cũng không có ý định đi sâu. Trong bài viết năm
1977 đã nhắc tới ở trên, Hoài Thanh có nói thoáng qua; “Trong Thi nhân Việt Nam không có bài thơ
nào là thơ phản động và nói chung cũng không phải là thơ đồi truỵ. Chẳng những thế, có không ít bài
thơ rất đậm đà phong vị quê hương, rất có tình với đất nước, rất tha thiết yêu đời. Ra đời dưới ách