thống trị tàn bạo của thực dân phong kiến, “thơ mới” không dám đường trường đả kích quân thù nhưng
không phải không nói lên cái ấm ức, cái đau khổ của người làm thơ. Có thể nói đó cũng là một tiếng
thơ yêu nước và trên thực tế, hầu hết các nhà “thơ mới” có tên tuổi về sau đều tham gia đánh Pháp rồi
đánh Mỹ cho đến ngày toàn thắng”.
Nhìn chung, qua mấy lần nhận định, đánh giá “thơ mới” và Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh mới
dừng sâu vào việc đánh giá thái độ trách nhiệm trước cuộc đời của các nhà “thơ mới” và tác giả Thi
nhân Việt Nam. Các giá trị văn học thực sự của “thơ mới” và tác phẩm phê bình văn học Thi nhân
Việt Nam rõ ràng là đã và đang tồn tại trên thực tế, trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ đã qua,
Hoài Thanh còn dè dặt chưa quan sát, đánh giá đầy đủ. Riêng đối với Thi nhân Việt Nam, đứa con
tinh thần của mình, Hoài Thanh đã tự phê phán hết sức nghiêm khắc.
[152]
Trái lại, không ít những nhà
nghiên cứu, phê bình, nhà thơ nhà văn có tên tuổi đã đánh giá Thi nhân Việt Nam đạt tình, thấu lý
hơn
[153]
Nhân đây có lẽ cũng nên tìm hiểu xem vì sao Hoài Thanh có cái nhìn nghiêm khắc với “thơ mới” và
nhất là tự phê phán Thi nhân Việt Nam một cách quá nghiêm khắc như thế.
Chúng ta đã biết trong cuộc tranh luận nghệ thuật hồi 1935 - 1936, kéo dài cho đến 1939, Hoài
Thanh bị xem như là chủ tướng của phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Cuộc tranh luận này Hoài Thanh
đã tường thuật và tự phê bình một cách nghiêm túc, thành thật.
[154]
Cái đích của phái “nghệ thuật vị
nhân sinh”, đứng đầu là Hải Triều, không chỉ nhằm phê phán quan điểm của phái “nghệ thuật vị nghệ
thuật” mà chủ yếu là nhằm tập hợp lực lượng cách mạng, cổ võ khí thế cách mạng của các tầng lớp
quần chúng thông qua việc tuyên truyền, phổ biến quan điểm mácxít về văn học nghệ thuật. Đối với
văn nghệ sĩ thuộc trào lưu lãng mạn tiểu tư sản lúc bấy giờ thì đây có thể xem như một sự đánh thức
của cách mạng. Đánh thức ra khỏi cơn mộng du chính trị. Hoài Thanh nhớ lại: “Hồi ấy chúng tôi đã bị
lay dữ. Nói cho phải thì chúng tôi không phải không dụi mắt một ít. Nhưng rồi chúng tôi lại nhắm
nghiền mắt lại, một phần vì tự ái nhưng phần chính là vì tâm trí hãy còn mê”. (TTHT II - tr. 91). Đi
vào cách mạng và những ngày đầu kháng chiến, Hoài Thanh nhìn lại thấy mình mới “tỉnh một nửa
thôi”: “Tôi đi vào cách mạng, lòng rất vui nhưng với sự yên trí rằng trời đất cũ của tôi cũng đi vào
một thể; từ ánh trăng bát ngát trong Truyện Kiều, ánh nắng vàng ngơ ngẩn buồn trong “thơ mới”, đến
các loại quan niệm về con người muôn thuở, văn chương muôn thuở v.v... Tất cả những thứ ấy đối với
tôi có sức quyến rũ rất ghê và nhất là có giá trị như những chân lý khách quan không thể nào phủ nhận.
Tôi tự nghĩ: muốn gì thì gì trời đất vẫn chỉ có bấy nhiêu núi sông hoa lá; lòng người cũng chỉ có chừng
ấy buồn vui, yêu ghét nên văn chương rồi cũng thế thôi”. (TTHT II - tr.292). Từ “tỉnh một nửa” đến
tỉnh hẳn là cả một chặng đường dài. Đến sau chiến thắng Thu Đông Việt Bắc 1947 Hoài Thanh mới bắt
đầu đi vào bước ngoặt rẽ sang đường mới: “Có lần đi trong rừng, men theo một dòng suối, tôi vừa đi
vừa ôn lại mấy câu thơ của Tản Đà; rõ ràng là suối bên mình và suối trong thơ khác nhau lắm rồi. Tôi
ao ước có những vần thơ khác. Có thể nói từ đó trong trí tôi bắt đầu hình thành những quan niệm khác
về nghệ thuật văn chương. Mà cũng mới bắt đầu thôi. Từ đó về sau còn phải trải qua nhiều phấn đấu”.
(TTHT II - tr. 293).
Hoài Thanh dần dần nhận ra sai lầm lớn nhất của đời mình trước tháng Tám 1945 là “thoát ly cách
mạng, lấy văn chương làm nơi lánh nạn, vùi đầu vào chuyện không đâu để trốn tránh trách nhiệm, trốn
cuộc đời”. (TTHT - tr. 290). Sai lầm này tập trung vào thời gian tranh luận nghệ thuật “cũng là một