THI NHÂN VIỆT NAM - Trang 284

tôi nghe chuyện một cháu bé người lai Pháp đi cùng bố mẹ nó sang Hà Nội thăm người thân. Trong
một bữa tiệc gia đình, cháu bé đã ôm chặt con vịt trời bị thương còn sống khóc nức nở và phản đối
người nhà định làm thịt chiêu đãi bố mẹ cháu và cháu. Từ chuyện này tôi than phiền với cha tôi: “Trẻ
con ở nước ta hiện nay ít được giáo dục về nhân bản quá. Văn học ta hiện nay cũng chưa xem trọng
vấn đề này”. Cha tôi trầm ngâm một lúc rồi nói: “Có lẽ phải nghĩ lại xem chúng ta có quá nhấn mạnh
đến vấn đề đấu tranh giai cấp không”.

Khoảng vài ba tuần trước khi cha tôi mất, nhà xuất bản Văn học báo cho ông biết: “Tuyển tập Hoài

Thanh tập I” đã bắt đầu xếp chữ. Cha tôi mừng lắm nhưng tỏ ra khó có hy vọng được thấy mặt quyển
sách của mình. Lúc bấy giờ cha tôi yếu lắm nhưng ông vẫn vui vẻ trò chuyện với chú tôi (Hoài Chân),
với chúng tôi và với bạn bè về công việc làm tuyển tập. Nhân đó tôi hỏi: “Tại sao cha không cho

tuyển Một thời đại trong thi ca?

[158]

Cha tôi trả lời dứt khoát: “Lúc này chưa nên”.

Một lần khác, vẫn ở trên giường cấp cứu, sôi nổi, vui vẻ, chúng tôi bàn về thơ “chân dung nhà văn”

đang lưu hành trong giới văn chương. Cha tôi khe khẽ đọc lại mấy câu “thơ chân dung” nói về ông mà
ai đó đã đọc cho ông:

Vị nghệ thuật một nửa đời

Nửa đời lại phải vị người cấp trên

“Thi nhân” còn một chút duyên

Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau!...

Đọc xong, cha tôi bình:

- Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung mình thì khéo thật. Tuy

vậy câu thứ 2 nói oan và nói ác quá. Cha biết có không ít người nghĩ như thế về cha.

Nói xong, cha tôi có vẻ hơi buồn buồn.

Tôi còn nhớ, đêm giao thừa Tết năm 1982, tôi ngồi đón xuân với cha tôi trong phòng cấp cứu bệnh

viện. Đêm ấy ông nói với tôi rất nhiều điều buồn vui trong cuộc đời, trong thơ văn. Tôi nhớ mãi lời
ông nói với tôi đêm đó:

- Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô

luận là của ai. Cha biết văn chương của cha cùng vầy vậy thôi. Nếu không có cuốn Thi nhân Việt
Nam
thì không chắc gì người ta công nhận cha thực sự là một nhà văn.

“Một đời làm nhà văn cha chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của cha. Vậy mà

cha đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí cha còn bị vu cáo, bị nói oan. Cha
biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà cha có thể hoàn toàn yên tâm
và tự hào trước lúc đi xa là cha đã sống và viết hoàn toàn trung thực. Đó là cái quý nhất mà cha muốn
để lại cho các con”.

Tôi biết rõ cha tôi còn một điều chưa toại nguyện là chưa hoàn thành được lòng mong muốn ấp ủ từ

lâu: viết tiếp một Thi nhân Việt Nam mới, theo cách của ông. Ông đã bắt tay vào việc sưu tầm, ghi
chép ở nhiều năm. Di cảo, của ông để lại bộn bề tài liệu, tư liệu cho công trình ấy. Nhưng rồi, “lực bất
tòng tâm”... Vì Đời và Thơ ông đã sống mê say, sống hết mình, với ông, Thơ và Đời tuy hai mà một,
tuy một mà hai, hòa quyện. Ông đã đi xa, xa mãi nhưng chuyện thơ của ông để lại vẫn ấm hơi nồng của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.