Hoài Thanh đã ghi lại rất đúng cái tâm trạng bế tắc lúc bấy giờ:
“Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng
lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng
với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không
bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
“Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
“Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả
cái bình yên thời trước”. (TNVN - tr. 52)
Xét cho cùng, cái bế tắc của “thơ mới” cũng giống như cái đêm tối mịt mùng của chị Dậu và cái đập
phá, chửi bới khùng điên của Chí Phèo trong văn học hiện thực phê phán thời ấy. Nó có ý nghĩa nhân
bản.
Từ đó vang lên lời kêu gọi khẩn thiết: Hãy cứu lấy những con người đau khổ!
Tháng 11 năm 1964. Lúc ấy cha tôi vừa viết xong bài: Một vài ý kiến về phong trào “thơ mới” và
quyển “Thi nhân Việt Nam”. Cũng thời gian này, tôi tạm biệt những người thân để lên đường đi công
tác ở chiến trường Nam Bộ. Phút tạm biệt, đã ra đến đầu cầu thang tôi còn đề nghị cha tôi cùng tôi
quay lại căn phòng của gia đình. Tôi muốn nghe một lần cuối bản Pôlônex nổi tiếng của M.
Ôghinxki
[157]
mà tôi rất yêu thích. Đó là một bản nhạc có giai điệu tuy buồn da diết mà vẫn trong
sáng và rất đẹp. Cha tôi hỏi: “Tại sao trước giờ lên đường đi chiến trường con lại nghe một giai điệu
buồn như vậy?” Tôi trả lời tôi rất xúc động mỗi khi nghe bản nhạc này vì nhạc sĩ đã truyền cho tôi một
tâm hồn đẹp qua làn suối trong vắt của âm thanh. Bản nhạc tuy buồn nhưng lại gợi lên trong tôi tình yêu
tha thiết và khát vọng trong sáng. Cha tôi ngồi yên lặng: trong khi tôi khoác lại ba lô chuẩn bị bước ra.
Bỗng cha tôi kéo tôi ngồi xuống ghế rồi bảo: “Con nghe thêm một lần nữa đi”. Tôi bật công tắc máy
hát. Giai điệu đẹp của bản nhạc lại tràn ngập căn phòng và tràn ngập lòng tôi, dạt dào những cảm xúc
khó tả. Từ buổi chia tay thiêng liêng ấy, bản Pôlônex trở thành một hiện diện trong đời sống tinh thần
của tôi trên đường hành quân, trong chiến hào, địa đạo, trong những thương nhớ, bâng khuâng... và dài
hơn là trên những chặng đường đời xa tít tắp.
Năm 1972, tôi từ chiến trường vượt Trường Sơn lần thứ hai ra Hà Nội nhận công tác mới. Cha con
tôi lại chung sống với nhau. Tôi thường trò chuyện với cha tôi về những năm tháng ở chiến trường. Khi
tôi kể chuyện hành quân dọc Trường Sơn và ở chiến trường tôi và đồng đội thường mở đài Sài Gòn để
nghe thơ và nhạc “tiền chiến” vậy mà vẫn công tác và đánh giặc rất hăng, vẫn lạc quan yêu đời. Cha
tôi có vẻ không đồng tình nhưng không phê phán tôi. Tôi thanh minh với cha tôi rằng tôi không nghe
các luận điệu “chiêu hồi” của giặc mà chỉ nghe thơ, nghe hát thôi. Các bài thơ, các bài hát ấy gắn liền
với kỷ niệm thời thơ ấu. Tôi kể tên các bài thơ tôi đã đọc thuộc trong Thi nhân Việt Nam hồi còn nhỏ
và nhắc lại cả lời bình của cha tôi. Tôi khẳng định với cha tôi các bài thơ đó vẫn hay. Tôi thấy cha tôi
suy nghĩ rất nhiều về những điều đó. Nhưng, đến năm 1977 cha tôi lại viết bài Thêm một vài lời về
quyển “Thi nhân Việt Nam” mà tư tưởng chủ yếu của bài viết này là đề phòng cho lớp thanh niên khỏi
bị nhiễm lối sống buông xuôi trước những yêu cầu gắt gao của giai đoạn lịch sử mới.
Đầu năm 1982, cha tôi thường xuyên là bệnh nhân nằm ở phòng cấp cứu của khu B bệnh viện Việt -
Xô, Hà Nội. Lúc này cha tôi đã suy tim nặng. Tuy vậy trí óc của ông vẫn còn rất minh mẫn, tỉnh táo.
Tối tối tôi lại vào bệnh viện chăm sóc và bàn chuyện thơ, chuyện đời với ông. Một hôm tôi kể cho cha