THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 13

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập

12

thể thì danh đó vốn không. Như vậy, thể chẳng phải
do danh sanh mà danh sanh ở nơi thể vậy. Nay
đây thể ở trước danh, danh theo sau thể để phân
biệt. Như thế thì lập danh để gọi tên cái thể, cho
nên biết thể là nguồn của danh thì nguyên do của
danh là duyên khởi từ nơi thể, vậy đầu mối của thể
y cứ vào đâu ?

Phàm thể thì chẳng có hình dạng của ngã, nhờ
duyên hội hợp mà thành thể. Duyên chẳng phải từ
ngã hội, nhân hội thể mà thành duyên. Nếu thể
chưa có hình thì duyên hội chỗ nào ? Nếu duyên
chưa hội thì thể thành hình ở nơi đâu ? Thể thành
hình là duyên hội để thành hình, duyên hội là thể
thành hình để mà hội. Thể thành hình mà hội thì rõ
hình không riêng hội, hình không riêng hội thì hội
vốn không vậy. Duyên hội mà thành hình thì biết
hội không có riêng hình, hội không có riêng hình thì
hình vốn không vậy. Do đó, vạn pháp từ duyên
sanh không tự thể. Không tự thể nên gọi là tánh
không. Tánh đã không tuy duyên hội mà chẳng phải
có, duyên đã hội tuy tánh không mà chẳng phải
không. Vì vậy, có của duyên hội, có mà chẳng phải
có. Không của tánh không, không mà chẳng phải
không. Vì sao ? Hội tức tánh không, nên nói chẳng
phải có; không tức duyên hội nên gọi chẳng phải
không. Nay nói chẳng phải có chẳng phải không,
chẳng phải ngoài cái có riêng có một cái không,
cũng chẳng phải lìa cái không riêng có một cái có.
Như vậy thì rõ pháp chẳng phải có không, nên lấy
tên là chẳng phải có chẳng phải không. Chẳng
những chẳng phải có chẳng phải không, đã chẳng
phải có không, lại chẳng phải chẳng có chẳng phải
chẳng không. Như vậy, đâu riêng gì đường ngôn
ngữ dứt mà cũng là chỗ tâm hành diệt vậy.

D

CHƯƠNG IX: THƯ KHUYÊN BẠN HỮU

Thư mời Đại sư về núi của Thiền sư Huyền Lãng ở
núi Tá Khê, huyện Phổ Dương, Vụ Châu.

Từ buổi đến Linh Khê, tâm ý thảnh thơi, thường
chống gậy rong chơi trên đỉnh non cao thấp, phủi
sạch thất đá hang núi ngồi yên. Trông ra muôn dặm
tùng xanh hồ biếc, trăng sáng tự sanh gió đùa mây
trắng. Hoa đẹp cỏ thơm chim rừng tha ngậm, xa
gần đều nghe vượn hú từng hồi, lấy cuốc gối đầu,
cỏ êm làm nệm. Đường đời lao xao tranh giành
nhân ngã, tâm địa chưa đạt nên mới như thế.

Như có thì giờ, mong được gặp nhau.

Thư đáp của Đại sư Huyền Giác

Từ lúc từ biệt đến nay đã mấy năm trường, trong
lòng đau đáu nhớ nhung, bỗng nhận được thư của
bạn thật thỏa lòng mong đợi. Sao lá thư chẳng thấy

nói đến đạo thể như thế nào, nhưng pháp vị nuôi
dưỡng tinh thần cho nên chắc được tịnh lạc.

Huyền Giác tôi từ lâu khâm phục đức âm, chẳng
phải dùng lời có thể thuật được. Gìn lòng tiết tháo,
một mình ở nơi vắng vẻ bặt dấu con người, ẩn
mình trong hang núi, bạn thân không tới lui, chỉ có
chim thú qua lại, suốt đêm miên miên, cả ngày lặng
lặng, thấy nghe đều dứt, tâm thật vắng lặng. Một
mình trên đỉnh núi, ở dưới cội cây, lánh sự đông
đúc, hưởng thức ăn đạo, thật hợp với bạn.

Nhưng mà chánh đạo tịch liêu, tuy có tu mà khó hội,
bọn tà huyên náo không tập mà dễ thân. Nếu chưa
phải bậc giải khế huyền tông, hạnh hợp với chân
thú thì chưa nên ở nơi vắng vẻ, ôm ấp sự vụng về
suốt một đời mình. Phải nên rộng hỏi bậc tiên tri,
thành khẩn khâm phục chấp tay quỳ gối, chỉnh ý
đoan dung, ngày đêm quên nhọc, trước sau hết
lòng ngưỡng mộ, khắc phục thân miệng, trừ sạch
biếng lười cống cao, chẳng quản hình hài, chuyên
tinh chí đạo, mới có thể gọi là lóng thần nơi vuông
tấc (Vuông tấc chỉ cho tâm.)Phàm muốn đạt lý diệu
huyền chẳng phải là dễ, kế đến quyết trạch như đi
trên băng mỏng, cần phải nghiêng tai để mắt mà
vâng theo huyền chỉ. Thu thúc tình trần để thưởng
thức chỗ kín đáo sâu xa, quên lời mà vui với yếu
chỉ, rửa sạch lụy phiền để ăn vị đạo mầu, đêm lo
lắng, ngày hỏi han chẳng lạm tóc tơ, được như thế
thì mới có thể dấu mình trong hang núi, lặng lòng lo
toan không tiếp xúc với mọi người. Hoặc có người
tâm chưa thông thấy vật thành bị ngăn ngại, muốn
tránh nơi huyên náo, cầu chỗ yên lặng thì suốt cả
đời cũng chưa được yên. Huống hồ rừng xanh bát
ngát núi đá chập chùng, thú gầm chim hót, tùng
trúc um tùm, đá nước chênh vênh, ngọn gió rung
cây, bìm sắn vương vấn, mây mù hòa hợp, vạn vật
héo tàn tươi tốt theo tiết trời, sớm chiều bị những
thứ ấy làm hoa mắt, há chẳng phải là huyên náo
rộn ràng ư ? Cho nên biết hễ kiến hoặc còn vương
vít thì chạm vào đâu cũng thành vướng mắc. Do đó,
trước cần phải biết đạo rồi sau mới ở núi. Nếu
người chưa biết đạo mà ở núi trước thì chỉ thấy núi
ắt quên đạo. Nếu người chưa ở núi mà trước đã
biết đạo thì chỉ thấy đạo quên núi. Quên núi thì đạo
tánh làm vui vẻ tinh thần, quên đạo thì bị núi non
làm hoa mắt. Do đó, người thấy đạo quên núi ở
chốn nhân gian vẫn lặng, người thấy núi quên đạo
ở trong núi cũng ồn ào. Cần phải rõ ấm vô ngã, vô
ngã thì ai ở nhân gian ? Nếu biết ấm nhập (Ấm :
Năm ấm. Nhập : Mười hai nhập.) như hư không thì
xóm làng sẽ hoang vắng có khác gì hang núi. Như
người ba độc chưa bỏ, sáu trần còn nhiễu loạn,
thân tâm tự mâu thuẫn thì có quan hệ gì đến sự
huyên náo hay yên lặng của nhân gian hay hang
núi đâu !

Vả lại, đạo tánh chan hòa cùng khắp như hư không,
vạn vật vốn chẳng hệ lụy, lòng chân từ bình đẳng
thì thanh sắc nào chẳng phải đạo ư ? Do vì kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.