THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 12

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập

11

xả thọ.) đã sạch ở nguồn tâm, hàng tẩy uế đã tảo
trừ bảy chi (Bảy chi : Thân có ba là sát sanh, trộm
cướp, dâm dục. Miệng có bốn là nói hai lưỡi, nói
dối láo, nói hung ác, nói thêu dệt.) của thân miệng.
Đối với loại vô tình thì không phạm hạt bụi chiếc lá,
đối với loài hữu thức thì không phiền đến bọ đến
sâu, khe sâu chưa đủ trong để sánh với các Ngài,
tuyết bay chẳng đủ sạch để so với các bậc ấy. Mến
đức như chim tung cánh muốn bay cao tột đến
trăng sao, bỏ ác như cá sợ câu lặn sâu tận đáy
sông đáy biển. Ánh sáng huyền diệu của mặt trời
cũng hổ với sự chiếu xa của trí, thượng giới thẹn
cùng ba cõi duyên tiêu. Cảnh trí hợp để rỗng không
tròn đầy, định tuệ quân bình để ngang nhau một
cách mầu nhiệm. Ruộng dâu dầu đổi nhưng tâm
vẫn không dời, núi biển có dời nhưng chí vẫn
không đổi, mà có thể ở chỗ huyên náo ngưng thần
soi chiếu, nguồn tâm sáng sạch tuệ giải vô cùng.
Quán pháp tánh để được chân như, xem lời Phật
để y theo liễu nghĩa. Như vậy, trong nhất niệm
pháp môn nào chẳng đủ. Bằng như người diệu tuệ
chưa bày, tâm không chuẩn đích, giải chẳng hợp lý,
hạnh thiếu siêu trần, trái pháp tánh mà thuận phàm
tình, bỏ viên thuyên mà chấp quyền thuyết. Thế
nên theo thứ lớp tùy cơ, đối căn mà lập giáo.

Chương này chỉ nói đến giềng mối, còn những chi
tiết khác bỏ qua chưa bàn đến. Đường lối tông môn
có cạn có sâu, nay chỉ nói sơ lược về chỉ thú của
nó, cái học của ba thừa có ảnh hưởng là cho biết
được phần vị của nó vậy.

D

CHƯƠNG VIII: SỰ LÝ KHÔNG HAI

Phàm diệu ngộ thông đường thì núi sông chẳng lấp,
mê danh trệ tướng thì mảy lông cũng thành cách
ngăn. Nhưng bổn nguyên của vạn pháp từ nơi thật
tướng mà ra, trần sa hoặc đến nguồn là chân tông.
Cho nên vạn tượng không bờ, Bát-nhã không bến,
vì pháp tánh ấy vốn chân, liễu đạt thành trí. Ví như
người đi biết đường thì muôn dặm có thể hy vọng
đến nơi. Như người chạm vật, thông ngòi (Chạm
vật là dụ cho trệ hữu, thông ngòi dụ cho trệ vô.) thì
suốt ngày bị giam trong giới hạn, vì họ chẳng biết
vật có cái bờ vô hình, ngòi có cái mé rỗng không
cùng tột. Vì vậy, học Trung đạo mới hy vọng được
thật tướng, như người chấp hữu trệ vô thì rốt cuộc
quy về biên kiến, vì họ chẳng biết cái tướng có, có
chẳng phải có, cái thật không có, chẳng phải không.
Nay đây sắc tượng lăng xăng, xét đến cùng thì nó
chẳng phải tướng, âm thanh gầm thét xem cho kỹ
thì không có tiếng. Mê thì nói là có hình có tiếng,
ngộ thì biết là vắng lặng. Như vậy thì chân đế
chẳng trái với sự lý, tức thể của sự lý vốn là chân;
diệu trí chẳng khác với liễu tri, tức tánh của liễu tri
vốn là trí. Nhưng mà diệu chỉ bặt lời nhờ văn ngôn
thuyên chỉ; chân tông chẳng phải tướng, mượn
danh tướng để nêu tông. Như voi chẳng phải là núi

Tuyết mà mượn núi Tuyết để ví cho voi (Voi trắng
như núi Tuyết.). Đây là lấy cái có thể so sánh với
nó, há cho rằng núi Tuyết là voi được ư ?

Nay đây pháp chẳng phải thường mà chấp là hữu,
nên nhờ phi hữu để phá thường. Tánh chẳng phải
đoạn mà chấp là vô, nên dùng phi vô để phá đoạn.
Cũng như sạch sẽ chẳng phải là nước tro mà nhờ
nước tro nên rửa sạch, đây là lấy cái công năng
hay rửa, há lấy nước tro mà làm sạch ư ? Do đó
biết Trung đạo chẳng thiên, nhờ nhị biên mà biện
chánh, đoạn thường chẳng phải, dựa vào vô và
hữu để rõ chỗ sai. Hoặc hữu hoặc vô nói đã sai,
chẳng phải hữu chẳng phải vô cũng đâu là phải. Tin
biết người diệu đạt nguồn huyền chẳng phải hạng
thường tình có thể lường được. Vì sao ? Phàm
vọng chẳng phải do ngu sanh, chân chẳng phải do
trí được, đạt vọng gọi là chân, mê chân gọi là vọng,
há có vọng tùy theo ngu biến, chân theo trí trở về,
chân vọng chẳng sai, ngu trí tự khác. Hễ muốn thấu
tỏ huyền tông trước tiên cần phải xét kỹ về ngu trí.
Nếu muốn xét kỹ về ngu trí phải khéo rõ biết về
chân vọng. Nếu muốn rõ biết về chân vọng lại cần
phải nghiên cứu đến danh thể, danh thể nếu phân
thì chân vọng tự biện. Chân vọng đã biện thì ngu trí
rõ ràng. Vì vậy, kẻ ngu không có khả năng liễu trí,
người trí có thật chất đạt ngu. Nên biết chẳng phải
trí thì không do đâu để rõ chân vọng, chẳng phải trí
thì đâu thể phân biệt danh thể. Vì sao ? Hoặc có
danh mà không thể, hoặc nhân thể mà lập danh,
danh thể xen lẫn thật khó nghiên cứu đến cùng
được. Thế nên, thể chẳng phải danh thì chẳng biện,
danh chẳng phải thể thì chẳng lập. Nói thể cần phải
nhờ đến danh, nói danh cần phải dựa vào thể.

Nay đây ngoài thể lập danh, đó chỉ là danh mà
không thể, há có cái thể thích ứng với danh ư ? Ví
như thỏ không có sừng mà đặt ra danh từ sừng thỏ,
đây là có tên gọi mà thật không sừng, há có sừng
để thích ứng với tên ư ? Không có thể mà lập danh
thì danh không thật danh, danh không thật danh thì
cái được gọi tên (sở danh) là không vậy. Cái được
gọi tên (sở danh) đã không thì cái hay gọi (năng
danh) cũng không. Vì sao ? Vì đặt danh để gọi cái
thể của nó, không có thể thì lấy gì để thích ứng với
danh. Nói thể là thể cốt để thích ứng với danh,
không danh lấy gì để thích ứng với thể, thể không
thích ứng thì không phải thể, danh không danh thì
chẳng phải danh. Vậy thì đâu riêng gì thể mới
nguyên hư mà danh cũng là bản tịch, nhưng mà
không có thể thích ứng với danh do lai như thế.
Danh thể thích ứng thì gọi là gì ?

Phàm thể thì chẳng tự có danh, mượn cái danh
khác để gọi ngã thể, danh chẳng phải tự thành lập
mà nhờ cái thể khác để đặt ngã danh. Nếu thể
chưa có hình thì danh đâu được gọi. Nếu danh
chưa lập thì thể đâu được rõ. Nhưng rõ được thể
tuy nhờ danh, chẳng phải vì không có danh mà
không có thể. Lập danh vốn cần phải do thể, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.