THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 3

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập

2

Ngày 13 tháng 11 an táng tại hướng nam Tây Sơn,
tháp hiệu Tịnh Quang, thụy phong Vô Tướng Đại
Sư, người đời thường gọi Ngài là Vĩnh Gia Đại sư.
Ngài trước tác tập này cùng một thiên Chứng Đạo
Ca đều được lưu truyền trong đời.

D

THIỀN TÔNG VĨNH GIA TẬP

Tập này được chia làm mười chương :

1- Nghi thức lập chí mộ đạo : Phàm muốn tu đạo
trước tiên phải lập chí và học nghi tắc hầu Thầy. Do
đó chương đầu tiên nói về nghi thức mộ đạo.

2- Răn ý kiêu sa : Ban đầu dù đã lập chí tu đạo
khéo biết quy nghi. Nếu ba nghiệp kiêu sa thì vọng
tâm khuấy động làm sao được định. Do đó chương
thứ hai nói về răn ý kiêu sa.

3- Tịnh tu ba nghiệp : Trước đã lược nêu cương
yếu về việc ngăn cấm kiêu sa. Nay kiểm điểm kỹ
lưỡng lại khiến cho lỗi chẳng sanh. Do đó chương
thứ ba nói về tịnh tu ba nghiệp.

4- Bài tụng về Xa-ma-tha (Chỉ) : Trước đã kiểm
trách thân và miệng khiến lỗi thô không sanh. Kế
đến phải vào cửa tu đạo, theo thứ tự thì chẳng ra
ngoài định tuệ, năm loại móng tâm, sáu khoa liệu
giản. Do đó chương thứ tư là bài tụng về Xa-ma-
tha.

5- Bài tụng về Tỳ-bà-xá-na (Quán) : Chẳng phải
giới thì không thiền, chẳng phải thiền thì không tuệ.
Trên đã tu định, định lâu thì tuệ sáng. Do đó
chương thứ năm là bài tụng về Tỳ-bà-xá-na.

6- Bài tụng về Ưu-tất-xoa (Xả) : Tu riêng môn định,
định lâu bị chìm; học riêng môn tuệ, tuệ nhiều tâm
động. Do đó chương thứ sáu là bài tụng về Ưu-tất-
xoa, định tuệ cân bằng khiến không chìm không
động, định tuệ quân bình buông xả nhị biên (Chẳng
bị bên Không làm lặng chìm, chẳng bị bên Có làm
dao động, chẳng dừng chẳng động thẳng vào
Trung đạo.)

7- Cấp bậc lần lượt của ba thừa : Định tuệ đã quân
bình thì tịch mà thường chiếu, tam quán nhất tâm
thì nghi nào chẳng trừ, trí chiếu nào không viên
mãn. Tự mình dù đã hiểu rõ ràng nhưng thương
người chưa ngộ, ngộ có cạn sâu. Do đó chương
thứ bảy nói về cấp bậc lần lượt của ba thừa.

8- Sự lý không hai : Ba thừa ngộ lý, không lý nào
chẳng cùng. Tột lý ở nơi sự, rõ sự tức lý. Do đó
chương thứ tám nói sự lý không hai, tức sự là chân
dùng để trừ kiến chấp điên đảo.

9- Thư khuyên bạn hữu : Sự lý đã dung, nội tâm tự
sáng, lại thương người học đạo đời sau luống uổng
tấc bóng. Do đó chương thứ chín là thư khuyên
bạn hữu.

10- Văn phát nguyện : Khuyên bạn tuy là thương
người nhưng còn để ý chú trọng đến một người,
tâm chưa cùng khắp. Do đó chương thứ mười nói
về văn phát nguyện thệ độ tất cả vậy.

"

CHƯƠNG I: NGHI THỨC LẬP CHÍ MỘ ĐẠO

Trước tiên phải quán ba cõi để sanh tâm nhàm lìa.
Kế gần bạn lành cầu đường giải thoát. Đối với Sư
trưởng, sớm thăm tối viếng luôn gìn lễ độ. Xét kỹ
trái thuận thế nào để biết hầu hạ dưỡng nuôi. Hỏi
điều phải làm để biết phụng sự. Chiêm ngưỡng
không lười vì sanh lòng ân cần kính trọng. Luôn
luôn lấy sự quyết liễu tâm yếu làm việc chánh tu.
Theo sự hiểu biết trình bày để rõ tà chánh. Nghiệm
theo khí lực để biết sống chín. Thấy bệnh sanh nghi
phải dùng thuốc hay điều trị. Suy nghĩ tột cùng vì
cầu chân lý. Ngày đêm chuyên cần, sợ duyên sai
sử. Chuyên tâm một hạnh để thành đạo nghiệp. Vì
pháp quên thân là do lòng biết ơn. Như lòng tin của
mình còn yếu kém, ý chí không chuyên, hạnh thô
hiểu cạn, phóng túng theo cơ, chạm việc thì nhân
việc sanh tâm, duyên không thì y theo không mà
dứt niệm. Đã chẳng phải bình đẳng quán về động
tịnh thì thuận theo sự đắc thất của có không.
Nhưng đạo không có cấp bậc, tùy theo công phu
mà có vị thứ .

D

CHƯƠNG II: RĂN Ý KIÊU SA

Cơm áo có ra là do trồng lúa nuôi tằm. Khẩn đất
đào mương, luộc nấu ngài tằm, nấu chín làm ra tổn
thương sanh mạng, chúng phải chịu chết để giúp
thân ta. Chỉ sợ đói lạnh, chẳng biết chết là khổ, nỡ
giết hại loài khác để cung cấp cho mình. Ôi, đau
đớn thay ! Công người nông phu tích chứa sức lực
sâu dầy, đâu riêng gì loài hàm thức thiệt mạng,
cũng còn là của tín thí khó tiêu. Tuy đã xuất gia nào
có đức gì ? Chỉ muốn thọ nhận của tín thí để nuôi
thân, đâu biết xét suy đức mình so với công ấy.
Luận Tỳ-ni nói : “ Thọ nhận của tín thí dùng không
đúng pháp, buông lung tâm ý, bỏ phế sự tu đạo
nghiệp, sẽ bị đọa vào tam đồ thọ sự khổ nặng”.

Phàm muốn vượt ra ba cõi mà chưa có hạnh tuyệt
trần, uổng làm thân nam tử không có chí trượng
phu. Nhưng vì suốt ngày chộn rộn, tối lại hôn mê,
đạo đức chưa tu, cơm áo lãng phí. Trên thì trái đại
đạo, dưới thì thiếu lợi sanh, giữa thì phụ bốn ơn,
thật đáng hổ thẹn ! Do đó, người trí phải khá xét

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.