Thiền Tông Vĩnh Gia Tập
3
suy, thà có pháp mà chết còn hơn không pháp mà
sống, đâu nên luống tự si mê quí thân khinh pháp.
D
CHƯƠNG III: TỊNH TU BA NGHIỆP
Tham, sân, tà kiến thuộc ý nghiệp. Nói hư dối, nói
thêu dệt, nói hai lưỡi, nói hung ác thuộc khẩu
nghiệp. Sát sanh, trộm cắp, dâm dục thuộc thân
nghiệp.
Phàm người có chí muốn cầu đại đạo, trước tiên
cần phải tu ba nghiệp cho thanh tịnh. Về sau, trong
bốn oai nghi lần lượt vào đạo, nhẫn đến khi sáu
căn đối trần tùy duyên liễu đạt, cả hai cảnh trí đều
lặng thầm hợp với ý chỉ diệu huyền.
A.- Thế nào là tịnh tu thân nghiệp ?
Tự xét sâu xa trong bốn oai nghi đi, đứng, ngồi,
nằm, kềm thúc ba tội không cho sơ thất. Từ bi nuôi
nấng chẳng hại mạng sống, tất cả loài hàm thức
trên không dưới nước, không kể lớn nhỏ đều
thương yêu bảo bọc cho đến loài bò bay máy cựa
cũng không làm tổn hại. Gặp kẻ nguy nan ân cần
cứu tế, dùng phương tiện độ khiến cho giải thoát.
Đối với tiền bạc của cải người khác không cho thì
không lấy, nhẫn đến vật của quỷ thần làm chủ, dù
là cây kim ngọn cỏ vẫn không cố phạm. Gặp người
ăn xin nghèo khó, tùy theo tiền của mình có, dùng
lòng cung kính bố thí khiến cho họ được an ổn, còn
mình không cầu sự báo ơn. Suy nghĩ như vầy: Chư
Phật quá khứ trải vô lượng kiếp, thực hành bố thí
cho cả voi ngựa bảy báu, đầu mắt não tủy nhẫn
đến xả bỏ thân mạng, không chút nuối tiếc. Nay ta
cũng vậy, tùy theo khả năng bố thí, hoan hỷ cúng
dường, tâm không lẫn tiếc. Đối với nữ sắc tâm
không nhiễm trước. Phàm phu điên đảo bị dục làm
say, đam mê phóng túng, không biết lỗi lầm của sự
dâm dục, như vin cành hoa không biết có ẩn rắn
độc. Người trí xem dục như miệng rắn độc, móng
vuốt gấu hùm, lửa bùng sắt nóng cũng chẳng dụ
được. Cột đồng giường sắt cháy lưng chín ruột,
máu thịt bầy nhầy, đau thấu tâm tủy. Quán sát như
thế chỉ khổ không vui. Túi da đựng phẩn tích chứa
máu mủ, bề ngoài giả dối dồi phấn thoa hương,
bên trong một mùi hôi thúi, dơ bẩn chảy ra làm chỗ
nương ở của dòi nhặng, thúi tha đến lỗ cầu xí cũng
không bì kịp. Người trí xét đó, chỉ thấy lông tóc,
móng răng, da mỏng da dày, máu thịt, mồ hôi nước
mắt, nước dãi, nước miếng, mủ mỡ, gân mạch não
mô, đàm vàng đàm trắng, gan mật cốt tủy, phổi
thận, lá lách, dạ dày, tim, mỡ nước, bàng quang,
ruột già ruột non, sanh tạng thục tạng, các đường
tiểu tiện. Những vật như thế đều không có Ngã, mà
do gió thức cổ động hư vọng sanh ra, ngôn ngữ dối
trá, nói làm người bạn thân, kỳ thật oán giận ghét
ghen làm cho hư đức chướng đạo, đó là tội lỗi
nặng nhất phải nên xa lìa như tránh giặc oán. Bởi
thế, người trí xem đó tưởng như rắn độc, thà gần
rắn độc, chẳng gần nữ sắc. Vì sao ? Rắn độc hại
người chỉ chết một đời, nữ sắc trói buộc trăm ngàn
muôn kiếp bị các độc hại khổ đau vô cùng, phải nên
xét nghĩ chớ nên gần gũi.
Vì thế người trí cần phải kiểm điểm ba lỗi, chừa bỏ
lỗi lầm, trái ác theo thiện : chẳng giết chẳng trộm,
phóng sanh bố thí, không làm việc dâm dục bẩn
thỉu, thường tu hạnh thanh tịnh. Ngày đêm chuyên
cần hành đạo lễ bái, nương về Tam Bảo, chí cầu
giải thoát, đối với thân mạng của cải phải tu ba
pháp kiên cố. Biết thân hư huyễn không có tự tánh,
sắc tức là không cái gì là ngã? Tất cả các pháp chỉ
có giả danh không có nhất định. Thân này của ta,
bốn đại năm uẩn mỗi mỗi đều chẳng phải ngã, hợp
lại cũng không, vô minh không rõ, chấp lầm là ngã.
Sát sanh, trộm cắp, dâm dục phóng túng, suốt ngày
lẫn đêm không ngừng tạo nghiệp. Dù không chân
thực nhưng thiện ác báo ứng vẫn như bóng tùy
hình. Lúc quán như thế, chẳng cầu sự bất chánh để
nuôi thân mạng, phải tự quán thân tưởng như rắn
độc, vì để trị bệnh nên nhận bốn sự cúng dường
(Bốn sự : y phục, phòng nhà, thức ăn, thuốc men.)
Thân mặc y phục như che ghẻ lở. Miệng ăn thức
ngon như bệnh uống thuốc. Tiết kiệm thân miệng
không sanh sự xa hoa thái quá, nghe nói ít muốn
rất thích tu hành. Cho nên Kinh nói : “Bậc đầu-đà ít
muốn khéo biết vừa biết đủ, người ấy có thể vào
đạo Hiền Thánh”. Vì sao ? Chúng sanh ở trong
đường ác (Đường ác : địa ngục, ngạ quỷ , súc
sanh.) trải vô lượng kiếp thiếu thốn áo cơm, kêu la
thảm thiết, đói lạnh khổ sở, xương da dính nhau.
Nay ta tạm thiếu chút đỉnh chưa phải là khổ. Thế
nên người trí quí pháp khinh thân, siêng năng cầu
pháp chí đạo, đến thân mạng cũng chẳng đoái hoài,
đây gọi là tịnh tu thân nghiệp.
B.- Thế nào là tịnh tu khẩu nghiệp ?
Tự xét sâu xa bốn lỗi của miệng là căn bản sanh tử,
tăng trưởng điều ác, che lấp muôn hạnh, gây
chuyện thị phi. Thế nên, người trí muốn nhổ sạch
gốc sanh tử, dứt trừ hư vọng, phải tu bốn như thật
ngữ, đó là các lời ngay thẳng, dịu dàng, hòa hợp và
như thật. Bốn thật ngữ này là hạnh của người trí. Vì
sao ? Lời ngay thẳng hay trừ lời thêu dệt, lời dịu
dàng hay trừ lời hung ác, lời hòa hợp hay trừ lời hai
lưỡi, lời như thật hay trừ lời hư dối.
Lời ngay thẳng có hai thứ : Một là nói đúng pháp
khiến cho người nghe tin hiểu rõ ràng. Hai là nói
đúng lý khiến cho người nghe trừ hết nghi lầm.
Lời dịu dàng cũng có hai : Một là lời an ủi khiến cho
người nghe vui vẻ gần gũi. Hai là tiếng cung
thương thanh nhã khiến cho người nghe yêu thích
tu tập.