THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 5

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập

4

Lời hòa hợp cũng có hai: Một là sự hòa hợp, nghĩa
là thấy người đấu tranh, can gián khuyên nên xả bỏ,
chẳng tự khen mình, trái lại nhún nhường kính vật.
Hai là lý hòa hợp, nghĩa là thấy người thối tâm Bồ-
đề ân cần khuyên tấn, khéo léo phân biệt Bồ-đề
phiền não, bình đẳng nhất tướng. Nếu tâm hành
giả lui sụt thì dùng đức độ để vỗ về, siêng năng đến
trước người ấy khéo nói về việc mê ngộ.

Lời đúng như thật cũng có hai thứ : Một là sự thật,
nghĩa là có thì nói có, không thì nói không, phải thì
nói phải, quấy thì nói quấy. Hai là lý thật, nghĩa là
tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Niết-bàn Như
Lai thường trụ bất biến.

Thế nên người trí thực hành bốn thật ngữ ấy, quán
sát chúng sanh nhiều kiếp đến nay vì bốn lỗi này
làm cho điên đảo trôi chìm sanh tử khó được xuất
ly. Nay ta muốn nhổ gốc rễ của nó, quan sát khẩu
nghiệp kia do môi răng, tiếng vang của yết hầu
cuống rốn, gió thức kích động phát ra tiếng nói. Do
tâm làm nhân duyên sanh hai thứ hư thật khác
nhau, thật thì lợi ích, hư thì tổn mất. Thật là khởi
gốc lành, hư là sanh cội ác. Cội gốc thiện ác là do
lời nói nơi cửa miệng, nói lời thiện là tứ chánh, nói
lời ác là tứ tà. Tà thì bị khổ, chánh thì được vui.
Thiện là duyên trợ đạo, ác là gốc hư đạo. Thế nên
người chánh phải có tâm hộ trì việc chánh, dùng lời
thật để lập thân, tụng kinh niệm Phật quán sát thật
tướng của lời nói vốn không tồn tại, nói nín bình
đẳng. Đấy gọi là tịnh tu khẩu nghiệp.

C.- Thế nào là tịnh tu ý nghiệp ?

Do niệm tà làm nhân duyên hay sanh ra muôn điều
ác. Nhờ chánh quán làm nhân duyên hay khởi lên
vạn điều thiện. Cho nên kinh nói : “Ba cõi không có
pháp riêng, chỉ do nhất tâm tạo tác”, nên biết tâm là
căn bản của vạn pháp vậy.

Thế nào là tà niệm? Vô minh chẳng rõ chấp lầm là
ngã, ngã kiến kiên cố tham sân tà kiến chấp càn
ngoại cảnh sanh ra các thứ đắm nhiễm. Nên kinh
nói : “Nhân vì có ngã bèn có ngã sở. Nhân vì ngã
sở khởi ra sáu mươi hai kiến chấp đoạn thường,
(Sáu mươi hai kiến chấp đoạn thường : chấp ngã là
sắc, ngã khác sắc, ngã trong sắc, sắc trong ngã,
cho đến thức cũng vậy. 5 ấm x 4 = 20; 20 x 3 đời =
60; 60 + đoạn và thường = 62.) chín mươi tám sử
kiến tư (Chín mươi tám sử kiến tư : 88 Kiến hoặc
cộng với 10 tư hoặc thành 98.) tương tục gây nên
sanh tử luân hồi trong ba cõi chẳng thôi”. Phải biết
tà niệm là gốc của các điều ác, thế nên người trí
phải chế ngự mà không theo nó.

Thế nào là chánh quán ? Ta người không khác, sắc
tâm chẳng hai; Bồ-đề phiền não bản tánh không
khác, sanh tử Niết-bàn bình đẳng nhất chiếu. Do đó,
kinh nói : “Lìa ngã, ngã sở, quán pháp bình đẳng,
ngã và Niết-bàn cả hai đều không”. Phải biết các

pháp chỉ có danh tự. Cho nên kinh nói : “Cho đến
Niết-bàn cũng chỉ có danh tự”. Lại nói : “Văn tự
tánh ly, danh tự cũng không”. Vì sao ? Pháp chẳng
tự có tên, giả đặt tên để gọi pháp, pháp đã chẳng
phải pháp, danh cũng chẳng phải danh, danh
chẳng đúng với pháp, pháp chẳng đúng với danh,
danh pháp không đúng, tất cả không tịch. Cho nên
kinh nói : “Pháp không có danh tự vì ngôn ngữ dứt”.
Thế nên diệu tướng thì bặt danh, chân danh thì
chẳng phải tự. Vì sao ? Vô vi tịch diệt vi diệu tột
cùng bặt tướng lìa danh, đường tâm ngôn dứt. Phải
biết đó là điểm quan yếu của sự về nguồn chánh
quán. Vì thế người trí dùng chánh quán làm nhân
duyên để muôn hoặc (Hoặc : Chỉ cho phiền não)
đều trừ, cảnh trí đều quên, nguồn tâm thanh tịnh.
Đấy gọi là tịnh tu ý nghiệp.

Các điều kể trên đây, trong bốn oai nghi lúc sáu
căn đối với trần cảnh phải tùy duyên liễu đạt để
theo thứ lớp mà vào đạo vậy.

D

CHƯƠNG IV: BÀI TỤNG VỀ XA-MA-THA (Chỉ)

Khéo khéo lúc dụng tâm,

Khéo khéo không tâm dụng,

Không tâm khéo khéo dụng,

Thường dụng khéo khéo không.

Phàm niệm chẳng quên thì trần chẳng dứt, trần
chẳng dứt thì niệm chẳng quên. Trần quên là do
dứt niệm mà quên, niệm dứt là do quên trần mà dứt.
Quên trần mà dứt nên dứt mà không có cái hay dứt
(năng tức), dứt niệm mà quên nên quên mà không
có cái bị quên (sở vong). Quên mà không có cái bị
quên nên trần bị khiển trừ chẳng phải là đối tượng
bị biết, dứt mà không có cái hay dứt nên niệm diệt
chẳng phải là chủ thể hay biết. Cái biết diệt mất, cái
đối tượng cũng bị khiển trừ thì một bề vắng lặng.
Diệu tánh thiên nhiên lặng yên không nương gá,
như lửa đốt hư không thì lửa tự tắt. Hư không dụ
cho diệu tánh chẳng phải tướng, lửa tắt dụ cho
vọng niệm chẳng sanh. Có lời rằng :

Quên duyên rồi thì lặng lặng

Tánh linh tri hiện rõ ràng

Vô ký mê mờ tỏ rõ

Hợp chơn vốn không rành rành.

Tỉnh tỉnh lặng lặng phải,

Vô ký lặng lặng sai;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.