THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 6

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập

5

Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,

Loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.

Nếu lấy cái biết dùng để biết lặng thì đây chẳng
phải là cái biết không duyên, như tay cầm cây như
ý, chẳng phải là trên tay không có cây như ý. Nếu
lấy cái tự biết để biết, cũng chẳng phải là cái biết
không duyên, như bàn tay nắm lại chẳng phải là
không có nắm tay. Cũng chẳng biết cái biết lặng,
cũng chẳng tự biết cái biết thì không thể nói là
không biết, tự tánh hiển nhiên cho nên nói chẳng
đồng gỗ đá, như tay chẳng cầm cây như ý, cũng
chẳng nắm lại thành cái nắm tay, nhưng không thể
nói là không có tay. Vì rõ ràng có tay nên chẳng
đồng với sừng thỏ.

Lại nữa, thứ tự tu tâm là hễ dùng cái biết để biết vật
thì vật còn, cái biết cũng còn. Nếu dùng cái biết để
biết cái biết, biết được cái biết thì lìa được vật, vật
tuy lìa được nhưng cái biết hãy còn. Khởi lên cái
biết để biết cái biết, lúc cái biết sau sanh thì cái biết
trước đã diệt. Cả hai cái biết chẳng cùng một lượt,
hễ lúc cái biết trước diệt thì cái chỗ diệt ấy là cảnh
của cái biết, nên năng sở đều chẳng phải chân. Cái
biết trước diệt, cái diệt ấy dẫn theo cái biết sau, cái
biết sau ấy lại tiếp tục diệt, sanh diệt nối nhau tự đó
là nẻo luân hồi.

Nay nói biết đó, là chẳng cần biết cái biết, nhưng
chỉ cần biết để biết mà thôi thì cái biết trước chẳng
tiếp tục diệt, cái biết sau chẳng dẫn khởi, trước sau
đứt đoạn, khoảng giữa tự bị cô lập. Đương thể
chẳng nhớ đến, đúng lúc liền tiêu diệt, biết thể đã
diệt rồi thì rỗng rang như nắm bắt hư không, phút
chốc vắng lặng chỉ có cái giác vô sở đắc tức là
không giác mà giác, giác mà không giác, khác hẳn
gỗ đá. Đây là chỗ bắt đầu dụng tâm cần phải dứt
bặt tư lự, chợt đồng như người chết, năng sở liền
quên, mảy may đều sạch. Vắng lặng tợ không biết
mà biết, tánh của cái không biết ấy khác với gỗ đá.
Đây là chỗ người sơ tâm khó lãnh hội được.

Người mới phát tâm chẳng nên có ba thứ :

1) Ác, nghĩa là nghĩ tưởng đến các nhân duyên như
ngũ dục thế gian v.v…

2) Thiện, nghĩa là nghĩ tưởng đến các việc tạp thiện
thế gian v.v…

3) Vô ký, nghĩa là chẳng nghĩ đến thiện ác, lại rơi
vào hôn trầm.

Trong Giới cần phải đủ ba thứ :

1) Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là dứt tất cả các điều
ác.

2) Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là tu tất cả các điều
thiện.

3) Nhiêu ích hữu tình giới, nghĩa là thệ độ tất cả
chúng sanh.

Trong Định cần phải phân biệt ba thứ :

1) An trụ định, nghĩa là diệu tánh thiên nhiên vốn
chẳng phải động.

2) Dẫn khởi định, nghĩa là lóng lòng dứt vọng trí tuệ
phát sáng.

3) Biện sự định, nghĩa là nước định lóng trong soi
tỏ muôn tượng.

Trong Tuệ cũng cần phải phân biệt ba thứ :

1) Nhân không tuệ, nghĩa là rõ năm ấm chẳng phải
ngã tức là trong mỗi ấm không có ngã như lông rùa
sừng thỏ (Lông rùa sừng thỏ ý nói là việc hoàn toàn
không có.).

2) Pháp không tuệ, nghĩa là rõ các pháp như ấm
v.v… duyên giả chẳng phải thật, như bóng trong
gương như trăng đáy nước.

3) Không không tuệ, nghĩa là rõ cảnh và trí đều
không, cái không ấy cũng không.

Trong Kiến cần phải biết ba thứ :

1) Không kiến, nghĩa là thấy không mà cái thấy
chẳng phải không.

2) Bất không kiến, nghĩa là thấy chẳng khôngù mà
cái thấy chẳng phải chẳng không.

3) Tánh không kiến, nghĩa là thấy tự tánh mà cái
thấy chẳng phải tánh.

Trong Thiên cần phải lựa ra ba thứ :

1) Có pháp thân, không có Bát-nhã và giải thoát.

2) Có Bát-nhã, không có giải thoát và pháp thân.

3) Có giải thoát, không có pháp thân và Bát-nhã.

Có một thiếu hai là chẳng viên, chẳng viên nên
chẳng phải tánh.

Lại nữa trong Thiên cần phải lựa ra ba thứ :

1) Có pháp thân và Bát-nhã, không có giải thoát.

2) Có Bát-nhã và giải thoát, không có pháp thân.

3) Có giải thoát và pháp thân, không có Bát-nhã.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.