Thiền Tông Vĩnh Gia Tập
6
Có hai thiếu một là chẳng viên, chẳng viên nên
chẳng phải tánh.
Trong Viên cần phải có đủ ba thứ :
1) Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã. Bát-nhã không
chấp tức giải thoát. Giải thoát tịch diệt tức pháp
thân.
2) Bát-nhã không chấp tức giải thoát. Giải thoát tịch
diệt tức pháp thân. Pháp thân chẳng si tức Bát-nhã.
3) Giải thoát tịch diệt tức pháp thân. Pháp thân
chẳng si tức Bát-nhã. Bát-nhã không chấp tức giải
thoát.
Nêu lên một, tức đủ cả ba; nói ba thể tức là một.
Đây là ba đức trong nhân chẳng phải ba đức trên
quả. Muốn biết ba đức trên quả : Pháp thân có
đoạn đức, do vì dứt hoặc để bày đức, nên gọi là
đoạn đức. Tự thọ dụng thân có trí đức, vì đầy đủ
công đức chân thật của bốn trí (Bốn trí : Thành sở
tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại
viên cảnh trí.). Tha thọ dụng thân và hóa thân có
đại ân đức vì tha thọ dụng thân ban ân đức cho
hàng Thập địa Bồ-tát, vì ba thứ hóa thân đối với
các hàng Bồ-tát, Nhị thừa và loài dị sanh có ân đức.
Ba đế (Ba đế : chân đế, tục đế và đệ nhất nghĩa
đế.), bốn trí, ngoại trừ thành sở tác trí duyên tục đế.
Nhưng pháp không có cạn sâu mà chiếu thì có
sáng tối, tâm không phải nhơ sạch mà giải thì có
mê ngộ… Kẻ sơ tâm mê đâu chẳng phải cạn, cuối
cùng khế ngộ viên lý mới biết đâu chẳng phải sâu.
Mê thì mất lý mà tự sai, ngộ thì hết sai mà tức lý.
Mê ngộ thì đồng lý ấy cho nên mới có danh từ tiệm
thứ.
Lại nữa người mới tu tâm sau khi nhập môn cần
phải biết năm niệm :
1 – Cố khởi.
2 – Quán tập.
3 – Tiếp tục.
4 – Biệt sanh.
5 – Tức tịnh.
Niệm cố khởi, nghĩa là khởi tâm nghĩ đến ngũ dục
thế gian và các việc tạp thiện.
Niệm quán tập, nghĩa là vô tâm cố nhớ, chợt nghĩ,
nghĩ đến các việc thiện ác v.v…
Niệm tiếp tục, nghĩa là tập quán chợt khởi, biết tâm
dong ruổi tán loạn mà chẳng chế ngự cho nó dừng
lại, trái lại còn tiếp tục nghĩ tưởng theo niệm trước.
Niệm biệt sanh, nghĩa là biết niệm trước là tán loạn
liền sanh tâm hổ thẹn cải hối.
Niệm tức tịnh, nghĩa là lúc mới ngồi chẳng nghĩ đến
các việc thiện ác, vô ký thế gian. Dụng công ngay
chỗ này nên nói là tức tịnh.
Người sơ tâm phần nhiều có một niệm quán tập.
Người giãi đãi có hai niệm tiếp tục và cố khởi.
Người hay hổ thẹn phần nhiều có một niệm biệt
sanh. Người tinh tấn thường có một niệm tức tịnh.
Bốn niệm quán tập, tiếp tục, cố khởi và biệt sanh là
bệnh. Một niệm tức tịnh là thuốc. Tuy thuốc và
bệnh có khác nhưng đều gọi chung là niệm. Lúc
năm niệm này ngừng dứt gọi là nhất niệm tương
ưng. Nhất niệm nghĩa là tự tánh linh tri. Nhưng năm
niệm ấy là chi nhánh của nhất niệm, nhất niệm là
căn bản của năm niệm ấy.
Lại nữa, nếu lúc nhất niệm tương ưng, cần phải
biết sáu khoa liệu giản :
1 – Biết bệnh
2 – Biết thuốc
3 – Biết đối trị
4 – Biết lỗi sanh
5 – Biết thị phi
6 – Biết chánh trợ
1 - Bệnh có hai thứ : Một là duyên lự, hai là vô ký.
Duyên lự là hai niệm thiện ác, tuy khác nhau nhưng
đều chẳng phải giải thoát nên đều gọi chung là
duyên lự. Vô ký là tuy chẳng duyên các việc thiện
ác v.v… nhưng cũng chẳng phải chân tâm chỉ là
hôn trầm. Hai thứ này đều là bệnh.
2 - Thuốc cũng có hai : Một là lặng lặng, hai là tỉnh
tỉnh. Lặng lặng là chẳng nghĩ đến các việc thiện ác
v.v.. của ngoại cảnh. Tỉnh tỉnh là chẳng sanh các
tướng hôn trầm vô ký. Hai thứ này gọi là thuốc.
3 - Đối trị, nghĩa là dùng lặng lặng trị duyên lự,
dùng tỉnh tỉnh trừ hôn trầm. Dùng hai thứ thuốc này
để trị hai chứng bệnh kia cho nên gọi là đối trị.
4 - Lỗi sanh, nghĩa là lặng lặng lâu thì sanh hôn
trầm, tỉnh tỉnh lâu thì sanh duyên lự, nhân vì thuốc
mà sanh bệnh nên nói là lỗi sanh.
5 - Biết thị phi, nghĩa là lặng lặng mà chẳng tỉnh tỉnh
thì sẽ hôn trầm, tỉnh tỉnh mà chẳng lặng lặng thì sẽ
duyên lự. Chẳng tỉnh tỉnh, chẳng lặng lặng thì
chẳng những duyên lự mà còn hôn trầm. Vừa lặng
lặng vừa tỉnh tỉnh, chẳng nhữùng sáng suốt mà còn
yên lặng, đó là trở về nguồn diệu tánh vậy. Trong