THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 8

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập

7

bốn câu này, ba câu trước là phi (sai), một câu chót
là thị (phải) cho nên nói là biết thị phi.

6 - Chánh trợ, nghĩa là dùng tỉnh tỉnh làm chánh,
lặng lặng làm trợ. Hai việc này thể không rời nhau
giống như người bệnh nhờ gậy mà đi được, lấy sự
đi là chánh, lấy cây gậy làm trợ. Phàm người bệnh
muốn đi, trước tiên cần phải cầm gậy rồi sau mới đi
được. Người tu tâm cũng vậy, đầu tiên cần phải
dứt duyên lự khiến tâm lặng lặng, kế đó phải tỉnh
tỉnh chẳng để hôn trầm khiến tâm sáng suốt, sáng
suốt mà vắng lặng, hai tên đồng thời một thể. Ví
như người bệnh muốn đi, thiếu gậy không thể đi
được, lúc đang đi nhờ gậy mới đi được. Người
dụng công tu cũng vậy, sáng suốt và lặng lẽ chẳng
được khác thời, tuy có hai tên mà thể của chúng
không khác. Lại nói : Loạn tưởng là bệnh, vô ký
cũng là bệnh. Lặng lặng là thuốc, tỉnh tỉnh cũng là
thuốc. Lặng lặng phá loạn tưởng, tỉnh tỉnh trị vô ký.
Lặng lặng sanh vô ký, tỉnh tỉnh sanh loạn tưởng.
Lặng lặng tuy có thể trị loạn tưởng mà lại sanh vô
ký, tỉnh tỉnh tuy có thể trừ vô ký mà lại khởi loạn
tưởng. Do đó nói :

Tỉnh tỉnh lặng lặng phải,

Vô ký lặng lặng sai;

Lặng lặng tỉnh tỉnh phải,

Loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.

Lặng lặng là trợ, tỉnh tỉnh là chánh. Hãy suy nghĩ kỹ!

Lại nữa, sau khoa liệu giản cần phải biết rõ năm ấm
trong nhất niệm. Nghĩa là dùng thức tương ưng
phân biệt rõ ràng gọi là thức ấm, lãnh nạp tại tâm
tức là thọ ấm, tâm duyên lý này tức là tưởng ấm,
hành dụng lý này tức là hành ấm, ô uế chân tánh
tức là sắc ấm. Năm ấm này luận về thể tức là nhất
niệm, nhất niệm này nói về thể thì toàn là năm ấm.
Thấy rõ ràng trong nhất niệm này không có chủ tể
tức là nhân không tuệ, thấy như huyễn như hóa tức
là pháp không tuệ. Thế nên cần phải biết năm niệm
và sáu khoa liệu giản này xin chớ nghi ngờ. Như
muốn lấy vàng thật, phải biết rõ cái nào là gạch
ngói và vàng giả, chỉ cần lựa bỏ riêng ra hết, dầu
không biết vàng thạät, vàng thật cũng tự hiện ra lo
gì chẳng được.

D

CHƯƠNG V: BÀI TỤNG VỀ TỲ-BÀ-XÁ-NA (Quán)

Phàm chẳng phải trí thì chẳng biết cảnh, nếu chẳng
có cảnh thì trí chẳng sanh. Trí sanh là biết cảnh mà
sanh, biết cảnh là do trí sanh mà biết. Trí sanh mà
biết thì biết không có cái bị biết (sở liễu). Biết cảnh
mà sanh nên sanh không có cái hay sanh (năng
sanh). Sanh không có cái hay sanh, tuy trí mà

chẳng phải có. Biết mà không có cái bị biết, tuy
cảnh mà chẳng phải không. Không tức chẳng
không, có tức chẳng có, có không đều chiếu cả hai
thì diệu ngộ hiển nhiên. Như lửa được củi càng
thêm cháy mạnh, củi dụ như cảnh để phát sanh trí,
lửa dụ cho diệu trí biết cảnh. Có lời rằng:

Đạt tánh không, chẳng trói buộc

Tuy duyên giả, không đắm trước

Hai

cảnh có không đồng soi

Một tâm trung quán siêu vượt.

Nếu trí biết nơi cảnh tức là trí biết cảnh không, như
mắt thấy hoa không là mắt biết hoa không. Nếu trí
biết nơi trí, tức là trí biết trí không, như mắt thấy
con mắt không là mắt biết mắt không. Trí tuy biết
cảnh không và biết trí không, nhưng chẳng phải
không trí biết cảnh. Cảnh không trí vẫn có. Trí biết
cảnh không và trí không, nên không có cảnh nào trí
chẳng biết, như con mắt biết hoa không và biết mắt
không, nhưng chẳng phải không biết có mắt thấy
hoa. Hoa không mắt vẫn có. Mắt biết hoa không và
mắt không nên có hoa nào mà mắt chẳng biết.

Lại nữa, tất cả các pháp đều là nhân duyên giả dối,
vì nhân duyên sanh nên đều không tự tánh. Một
pháp đã vậy, muôn pháp cũng vậy. Cảnh trí theo
nhau thì đâu chẳng lặng. Vì sao ? Vì pháp nhân
duyên tánh không sai biệt. Nay đây ba cõi luân hồi,
sáu đường lên xuống, tịnh uế khổ lạc, phàm thánh
sai khác đều do ba nghiệp, bốn nghi (Bốn nghi là đi,
đứng, nằm, ngồi.)sáu căn đối cảnh. Theo tình tạo
nghiệp, quả báo chẳng đồng, thiện thì hưởng lạc,
ác thì thọ khổ. Cho nên kinh nói : “ Thiện ác là nhân,
khổ lạc là quả ”. Phải biết pháp không có tướng
nhất định, tùy duyên tập hợp cấu thành, duyên
chẳng phải là có ngã, cho nên gọi là tánh không.
Không nên chẳng phải khác, do đó muôn pháp đều
Như. Vì thế kinh nói : “Sắc tức là không, bốn ấm kia
cũng vậy”. Như vậy, đâu riêng gì loài phàm tục có
duyên sanh, mà hàng tam thừa thánh quả cũng từ
duyên có. Thế nên kinh nói : “Phật chủng từ duyên
khởi”. Do đó muôn cơ tụ hợp, người đạt thì không
đâu chẳng phải đạo tràng; sắc tượng vô biên,
người ngộ rồi thì không có gì chẳng phải Bát-nhã.
Cho nên kinh nói : “ Vì sắc vô biên nên biết Bát-nhã
cũng vô biên”. Vì sao ? Vì cảnh chẳng phải trí thì
chẳng biết, trí chẳng phải cảnh thì chẳng sanh. Trí
sanh thì biết cảnh mà sanh, biết cảnh thì trí sanh
mà biết. Trí sanh mà biết, biết không có cái bị biết
(sở liễu). Biết cảnh mà sanh, sanh không có cái hay
sanh (năng sanh). Sanh không có cái hay sanh thì
nội trí lặng lặng. Biết không có cái bị biết thì ngoại
cảnh như như. Như và lặng không sai khác thì
cảnh và trí hợp nhất, muôn lụy đều hết, diệu chỉ
hãy còn. Cho nên kinh nói : “Bát-nhã không biết mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.