Tham Thien Yeu Chi
10
truyền”. Trải qua chư vị Tổ sư chỉ truyền tâm, chỉ
thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không rơi
vào giai cấp, không nhờ tu chứng. Trong một lời nói,
hoặc nửa câu liền thấu rõ không một pháp có thể
được, không một pháp có thể tu, liền đó không khởi
vọng duyên tức là như như Phật, đâu cần học
nhiều câu ư?
"
IV. ĐÊM TRỪ TỊCH UỐNG PHỔ TRÀ DẠY
CHÚNG.
Chư vị Thượng tọa! Đêm nay là ba mươi tháng
Chạp rồi, đại chúng đều nhận đã một năm qua,
Thường trụ không có món gì ngon cúng dường, xin
thỉnh chư vị uống một chung trà. Chiếu theo sách
lịch một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông;
mười hai tháng và hai mươi bốn tiết. Người đời hầu
hết đều căn cứ theo thời tiết mà làm việc. Như nhà
nông thì mùa xuân cày, mùa hạ bừa, mùa thu gieo,
mùa đông gặt. Thợ thầy thì khởi công đình công.
Buôn bán thì khai trương kiết trướng. Trường học
thì tựu trường bãi trường. Chúng ta người xuất gia
thì kiết chế giải chế, thỉnh chức thối chức. Không
một nghề nào mà chẳng căn cứ thời tiết làm việc.
Một số người cho năm qua là rất quan trọng cần
phải thu nhặt những việc đã làm tổng kết lại, đồng
thời cần phải nghỉ mấy ngày.
Chúng ta có duyên lành hãnh diện ngày nay đồng ở
tại Vân Môn bình yên qua một năm. Đó là nhờ Phật
Tổ Bồ-tát gia hộ và Long Thiên phù trì, cũng do
chúng ta nhiều kiếp tài bồi công đức mới cảm được
quả tốt này. Nhưng, chúng ta được bình yên qua
năm không thể quên được những người đang sống
trong thống khổ. Chúng ta không thể thích thú vui
cười, cần phải tỉnh xét ăn năn sám hối, tinh tấn tu
hành tự lợi lợi tha, khuếch trương phước tuệ.
Những vị già, cái chết đến trong chớp mắt cần phải
tinh tấn dõng mãnh tu hành. Những người trẻ, cũng
không nên lửng lơ qua ngày, phải biết con đường
huỳnh tuyền không lựa già hay trẻ, mồ hoang biết
bao người trẻ tuổi. Tóm lại, tất cả đều sớm nỗ lực
cầu thoát khỏi vòng sanh tử mới là thượng kế.
Chúng ta lâu nay mỗi ngày thường uống trà, tại sao
hôm nay gọi “uống “Phổ trà”? Ấy là do lòng nhân từ
của tiền bối mượn uống trà để kỉnh tỉnh môn đồ.
Xưa Triệu Châu Lão nhân đạo đức cao siêu, học
giả mười phương đến tham học rất đông. Một hôm,
có hai vị tăng mới đến, Triệu Châu chỉ một vị hỏi:
“Thượng tọa từng đến đây chưa?”. Vị tăng thưa:
“Chưa từng đến”. Triệu Châu bảo: “Uống trà đi!”.
Lại hỏi vị tăng khác: “Từng đến đây chưa?”. Vị tăng
ấy thưa: “Đã từng đến đây”. Triệu Châu bảo: “Uống
trà đi!”. Viện chủ bạch: “Người chưa từng đến dạy
uống trà còn có thể được, người đã từng đến vì
sao cũng dạy uống trà đi?”. Triệu Châu gọi “Viện
chủ!”. Viện chủ đáp: “Dạ!”. Triệu Châu bảo: “Uống
trà đi!”. Như thế, cả ba người đều được lợi ích. Sau
này truyền khắp thiên hạ “Trà Triệu Châu”. Lại như
Tổ Vân Môn ở đây, có một học giả đến yết kiến,
Ngài bèn cầm cái bánh đưa lên, học giả liền lãnh
hội. Sở dĩ thiên hạ lưu truyền “Bánh Vân Môn”, “Trà
Triệu Châu”. Hiện giờ chư vị uống trà, ăn bánh đã
ngộ chưa? Nếu như chưa ngộ, phải dùng cách hỏi:
“Uống trà là gì?”, “Ăn bánh là gì?”. Đại để người
xưa mỗi niệm hợp đạo, mỗi bước đều vô sanh, nên
trải qua một câu kỉnh tỉnh liền được ngộ đạo. Người
nay phạm hạnh chưa trong sạch thường ở trong
động, mỗi niệm sanh diệt che lấp sâu dày, làm sao
chỉ dạy pháp, cũng không giáo hóa người khác.
Cho nên chư vị phải buông hết tất cả, không cho
phàm tình vọng niệm làm nhiễm ô cái chân tâm
sáng suốt của mình. Cổ nhân nói: “Chỉ dứt hết
phàm tình, không riêng có Thánh giải”. Các ông nay
uống trà nếu không biết hương vị của trà, thì đồng
cây đá, nếu biết hương vị của trà, ấy là phàm phu.
Làm sao bỏ được hai bên có và không này, đó là
bổn phận của tăng sĩ vậy. Tuy nhiên, siêu thoát hai
cái hiểu biết này vẫn còn sanh hoạt trong hang quỉ.
Các ông phải kỹ càng “Buông hết thân tâm, chớ
theo các cơ quan mà chuyển động”, ngay đó tham
đi!
"
V. TU CÙNG KHÔNG TU.
Giảng tu hành, giảng không tu hành đều là câu nói
suông. Chúng ta thấu triệt tâm quang của mình rồi,
liền đó không có một việc thì còn cái gì mà nói tu
không tu. Thử xem chỗ hiển bày của Đức Bổn Sư
Thích-ca Mâu-ni, xuất gia, hỏi đạo, sau sáu năm
khổ hạnh chứng đạo, khi sao mai mọc, Ngài than:
“Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đức
tướng, trí tuệ Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp
trước không thể chứng được. Nếu lìa vọng tưởng
là thanh tịnh trí, tự nhiên trí, vô sư trí tự nhiên hiện
tiền”. Về sau nói pháp bốn mươi chín năm, mà Ngài
tuyên bố: “Ta chưa từng nói đến một chữ ”. Sau
này, trải qua chư vị Tổ sư một mạch truyền nối đều
nhận định “Tâm, Phật, chúng sanh ba cái không
khác”, “Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật”.
Nói ngang, nói dọc, hoặc đánh, hoặc nạt đều vì
đoạn trừ phân biệt vọng tưởng của học giả; cốt cho
học giả thẳng đó “biết được bản tâm, thấy được
bản tánh của mình”. Không nương vào một chút
phương tiện nói tu nói chứng. Ý chỉ của Phật Tổ,
chúng ta đã thấy rõ ràng lắm vậy .
Một niệm tâm hiện tiền của chúng ta xưa nay vẫn
thanh tịnh, vẫn tự đầy đủ, bủa trùm khắp giáp, diệu
dụng hằng sa cùng với chư Phật ba đời không khác.
Chỉ cần không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không
nghĩ gì cả, liền đó có thể thành Phật, ngồi một chỗ
mà thiên hạ thái bình. Như thế, còn có hạnh nào
đáng tu, giảng tu hành đâu không phải là câu nói
suông. Nhưng một niệm tâm hiện tiền của chúng ta