Tham Thien Yeu Chi
7
phải nói năng có thể đến được. Người đến chỗ này
tự nhiên sáng suốt, người chưa đến được có nói
cũng vô ích. Nên nói: “Trên đường gặp kiếm khách
nên trình kiếm, không phải nhà thơ chớ tặng thơ”.
d) Chiếu cố thoại đầu cùng phản văn văn tự tánh.-
Hoặc có người hỏi: “Câu phản văn văn tự tánh của
Bồ-tát Quán Thế Âm sao được gọi là tham thiền?” -
Tôi mới nói chiếu cố thoại đầu chính là dạy ông
luôn luôn chăm chú một niệm hồi quang phản chiếu
cái “không sanh không diệt” (thoại đầu). Phản văn
văn tự tánh cũng là dạy ông luôn luôn chăm chú
một niệm phản văn văn tự tánh. Hồi chính là Phản,
không sanh không diệt là Tự tánh. Văn và chiếu,
tuy lúc xuôi dòng theo thinh theo sắc, nghe không
ra ngoài tiếng, thấy không vượt khỏi sắc, phân biệt
rõ ràng; nhưng khi ngược dòng trở lại quán tự tánh
không chạy theo thinh sắc, chính là một cái tinh
minh, Văn và Chiếu đâu phải hai thứ. Chúng ta cần
biết, nói rằng “Chiếu cố thoại đầu”, “Phản văn tự
tánh” tuyệt đối không phải dùng mắt xem, dùng tai
nghe. Nếu dùng mắt xem, hoặc dùng tai nghe, ấy là
đã chạy theo thinh sắc, bị vật chuyển gọi là xuôi
dòng. Nếu chăm chú trong một niệm “không sanh
không diệt”, không đuổi theo thinh sắc, gọi là
ngược dòng. Ấy là “Chiếu cố thoại đầu”, cũng là
“Phản văn tự tánh”.
e) Tâm thiết tha vì sanh tử cùng phát tâm lâu dài. -
Tham thiền rất cần tâm thiết tha vì sanh tử và phát
tâm lâu dài. Nếu đối với sự sanh tử không thiết tha
thì nghi tình không phát, công phu khó đạt. Nếu
không phát tâm lâu dài, một nóng mười lạnh thì
công phu cũng không thành phiến. Chỉ cần có tâm
thiết tha lâu dài thì chân nghi mới phát. Khi chân
nghi phát thì trần lao phiền não không dứt cũng tự
dứt. Khi thời tiết nhân duyên đến tự nhiên nước tụ
thành ngòi.
Tôi xin thuật lại một việc cũ chính mắt tôi thấy cho
các ông nghe. Lúc trước, đời Thanh khoảng năm
Canh Tý, Liên quân tám nước vào kinh đô, tôi theo
chân vua Quang Tự và Từ Hy Thái hậu chạy giặc.
Giữa đường gặp một đoạn phải chạy bộ về Thiểm
Tây, mỗi ngày chạy mấy mươi cây số, luôn mấy
ngày không có cơm. Trên đường gặp một ông già
đem dâng vua Quang Tự một miếng khoai rừng, ăn
xong vua hỏi người ấy: “Thứ gì ăn ngon lắm vậy?”
Các ông thử tưởng, Hoàng đế ngày thường rất kiểu
cách, rất oai phong, đâu từng đi bộ hơn mấy bước,
chưa từng đói quá nửa bụng, chưa từng ăn hết một
miếng khoai rừng. Đến lúc này, kiểu cách chẳng có,
oai phong không còn, lội bộ cũng được, bụng đói
cũng chịu, ăn rễ rau cũng ngon. Vì sao mà ông bỏ
hết được? – Vì Liên quân đuổi bắt ông, ông nhất
tâm chạy chết. Đến sau được nghị hòa, ông ngự
giá về kinh, kiểu cách lại khởi, oai phong lại hiện, đi
bộ không nổi, bụng đói không được, cái gì không
ngon thì nuốt không trôi. Sở dĩ thế, tại khi này ông
buông không hết, vì Liên quân không còn đuổi bắt
ông, ông không có tâm chạy chết. Giả sử ông
thường đem cái tâm chạy chết ấy mà tu hành thì
thế nào không thành công; đáng tiếc ông không có
tâm lâu dài, gặp thuận cảnh thái độ cũ lại bộc khởi.
Các vị đồng tham thiền! Bọn quỉ vô thường luôn
luôn theo đuổi sanh mạng chúng ta, không bao giờ
chúng chịu “nghị hòa”. Chúng ta cần phải phát tâm
thiết tha lâu dài để giải thoát vòng sanh tử. Tổ Cao
Phong Diệu nói: “Người tham thiền cần yếu khắc
định ngày thành công, giống như người rơi xuống
giếng sâu ngàn trượng từ sáng đến chiều, từ chiều
đến sáng muôn ngàn tư tưởng chỉ chăm chăm một
việc mong ra khỏi giếng, trọn không có niệm thứ hai.
Người thực hành được như vậy, hoặc ba ngày,
năm ngày, bảy ngày, nếu không triệt ngộ, Cao
Phong ngày nay phạm tội đại vọng ngữ hằng đọa
trong địa ngục Bạt Thiệt”. Cao Phong Lão nhân vì
lòng đại bi thiết tha sợ e chúng ta không phát tâm
tha thiết lâu dài, nên phát lời thề nặng này để bảo
chứng cho chúng ta.
g) Dụng công có hai thứ khó và dễ. - Người dụng
công có hai thứ khó và dễ:
1.- Sơ dụng tâm khó dễ
2.- Lão dụng tâm khó dễ
1.- Sơ dụng tâm khó dễ.
Sơ dụng tâm khó - Tâm trộm không chết.
Cái thông bệnh của người sơ dụng tâm là vọng
tưởng, tập khí buông không hết, vô minh, cao mạn,
tật đố, chướng ngại, tham, sân, si, ái, lười biếng, ăn
ngon, phải quấy, nhân ngã đầy dẫy trong bụng, làm
sao tương ưng với đạo? Hoặc có người là công tử
hay ca sĩ xuất gia tập khí không quên, một chút khổ
nhọc chịu không nổi, một miếng không ngon nuốt
chẳng vô, làm sao dụng công tu hành? Người này
không chịu tưởng nhớ đức Bổn Sư Thích Ca là
hạng nào đi xuất gia mà chịu khó khổ được như
vậy? Hoặc có người biết chút ít văn tự bèn tầm
chương trích cú đem những lời nói của cổ nhân ra
phân tích, rồi cho mình là hiểu hoàn toàn sanh đại
ngã mạn; nhưng đến khi bệnh nặng thì rên xiết suốt
ngày, hoặc đến lúc sắp lâm chung thì tay co chân
rút, bình sanh chỗ hiểu biết không thực hành được
một điểm, đến khi hấp hối ăn năn sao kịp?
Hoặc người có chút đạo tâm lại không hiểu rõ chỗ
hạ thủ công phu. Có người sợ vọng tưởng cố trừ
mà trừ không được, trọn ngày buồn rầu bực tức tự
hận nghiệp chướng nặng nề, nhân đó thối thất đạo
tâm. Hoặc có người quyết cùng vọng tưởng chiến
đấu, chăm bẳm chống tay xông hơi, ưỡn ngực
trừng mắt giống vẻ mặt hầm hầm của tên giám sát,
quyết cùng vọng tưởng một còn một mất, họ đâu
biết như vậy, vọng tưởng đã đuổi không được, trở