THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 59

Tham Thien Yeu Chi

5

pháp môn để đối trị tâm bệnh của chúng sanh.
Chúng ta nên tin lời Phật nói không hư dối, tin
chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Sở dĩ
chúng ta chưa được thành Phật, đều do chưa triệt
để dụng công đúng như pháp mà thôi. Ví như
chúng ta tin đậu nành làm đậu hũ được, nếu ta
không ra công nấu đậu hũ thì đậu nành tự nó
không thể biến thành đậu hũ. Nếu chúng ta đi nấu
đậu hũ mà để thạch cao không đúng lượng, đậu hũ
cũng không thể thành. Nếu ta nấu đúng pháp, để
thạch cao đúng lượng quyết định sẽ thành đậu hũ.
Người tu hành cũng như thế, không dụng công tu
tập cố nhiên không thành Phật, dụng công không
đúng pháp Phật cũng không thể thành. Nếu người
tu tập đúng pháp, không lui không hối, quyết định
người này sẽ thành Phật. Cho nên, chúng ta phải
tin sâu chính mình xưa nay là Phật; lại tin sâu y
giáo pháp Phật dạy tu hành quyết định thành Phật.
Vĩnh Gia Thiền sư nói: “Chứng thật tướng không
nhân pháp, sát-na diệt hết nghiệp A-tỳ, nếu dùng
lời vọng dối chúng sanh, tự chuốc địa ngục (Bạt
Thiệt) trần sa kiếp”. Ngài Vĩnh Gia vì lòng từ bi, cốt
định chắc lòng tin cho người đời sau, nên phát lời
thệ rộng lớn như vậy.

d) Quyết định pháp môn tu hành.- Lòng tin đã đủ,
lại nên chọn một pháp môn để tu trì, cần phải
không được sớm Tần chiều Sở. Bất luận niệm Phật
cũng tốt, trì chú cũng tốt, tham thiền cũng tốt, điều
cần thiết là nhận định một pháp môn thẳng đó tiến
tu hằng không lui sụt. Ngày nay chưa thành công,
ngày mai vẫn tiến hành như thế; năm nay chưa
thành công, năm tới vẫn tiến hành như thế; đời này
chưa thành công, đời sau vẫn tiến hành như thế.
Qui Sơn Lão nhân nói: “Đời đời nếu không lui sụt,
quả Phật quyết định có ngày”. Có một số người làm
mà không chú ý quyết định, ngày nay nghe vị thiện
tri thức này nói niệm Phật hay, liền niệm Phật được
vài ngày; ngày mai nghe vị thiện tri thức kia nói
tham thiền hay, lại tham thiền vài ngày, sang đông
tìm tây, một đời kiếm tìm đến chết mà không được
một chút kết quả, rất uổng thay!

2. PHƯƠNG PHÁP THAM THIỀN:

Pháp môn dụng công tuy nhiều mà chư Phật, Tổ sư
đều cho tham thiền là vô thượng diệu môn. Trên
hội Lăng Nghiêm Phật dạy Bồ-tát Văn Thù chọn
môn viên thông, ngài Văn Thù chọn môn nhĩ căn
viên thông của Bồ-tát Quán Thế Âm là bậc nhất
hơn cả. Chúng ta cần “Phản văn văn tự tánh” (xoay
cái nghe nghe tự tánh) chính là tham thiền. Trong
thiền đường này cũng nên giảng một pháp tham
thiền.

a) Tọa thiền nên biết. – Bình thường nhật dụng đều
là hành đạo, như vậy chỗ nào không phải là đạo
tràng, cần gì thiết lập thiền đường, cũng không phải
tọa thiền mới là thiền. Nói thiền đường, nói tọa
thiền chẳng qua vì chúng ta là chúng sanh trong

thời mạt pháp chướng sâu, tuệ cạn mà tạm thiết
lập.

Tọa thiền cần hiểu rõ cách điều dưỡng thân tâm.
Nếu không khéo điều, hại nhỏ là sanh bệnh, hại to
là bị ma, thật đáng tiếc vậy. Trong thiền đường đi
kinh hành, hoặc tọa thiền chỗ dụng ý chính là điều
thân tâm. Phương pháp điều thân tâm rất nhiều,
nay chọn lọc những điều cần yếu lược nói:

Khi ngồi kiết già phải theo thứ tự, giữ tự nhiên và
ngồi ngay thẳng. Không được để ý ễnh lưng thẳng
lên, nếu ễnh thẳng lưng hơi nóng xông lên tụ lại lâu
ngày, con mắt sanh nhiều ghèn, miệng hôi, đầu
nóng, không muốn ăn uống, quá lắm đến thổ huyết.
Lại không được để lưng cong đầu cúi nhiều, nếu
vậy dễ sanh hôn trầm. Như biết khi hôn trầm tới,
mở mắt to ra, ễnh lưng một cái và động nhẹ nhẹ
hai bên hông, hôn trầm tự nhiên tiêu diệt.

Nếu dụng công cấp bách quá, khi nghe trong lòng
bứt rứt nên bỏ hết mọi việc và xả luôn cả dụng
công, dừng nghỉ độ năm mười phút, dần dần thư
thái, nhiên hậu đề khởi dụng công. Nếu không như
vậy, dồn chứa lâu ngày biến thành tánh nóng nảy
dễ sân, thậm chí phát cuồng bị ma.

Tọa thiền khi có chút thọ dụng (thấy cảnh giới lạ)
cảnh giới phát hiện rất nhiều nói không thể hết, chỉ
ta không chấp trước cảnh giới ấy thì nó không làm
ngại ta được. Lời tục nói: “Thấy quái ta không quái,
quái tự mất”. Trông thấy yêu ma quỉ quái đến nhiễu
hại ta, ta không cần quan tâm đến nó, cũng không
sợ nó hại. Chính thấy đức Phật Thích-ca đến rờ
đầu thọ ký, ta cũng không quan tâm đến, chẳng
nên sanh vui mừng. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Không
khởi tâm cho mình chứng Thánh, là cảnh giới lành,
khởi tâm cho mình chứng Thánh, tức lạc quần tà”.

b) Hạ thủ công phu - biết chủ khách.- Hạ thủ công
phu thế nào ư? Trên hội Lăng Nghiêm ngài Kiều
Trần Như nói hai chữ Khách Trần, chính là chỗ sơ
tâm chúng ta hạ thủ công phu vậy. Ngài nói: “Ví
như người hành khách dừng nghỉ nơi quán trọ,
hoặc ngủ hoặc ăn, ăn ngủ xong gói hành lý ra đi, đi
không trở về nghỉ lại. Nếu thật người chủ thì không
đi đâu. Như thế suy xét, không ở lại gọi là khách, ở
lại gọi là chủ. Bởi không ở lại nên nghĩa là khách.
Lại như buổi sáng trời tạnh, mặt trời vượt lên, ánh
sáng soi qua các kẽ hở, soi rõ các vi trần trong hư
không, vi trần diêu động, hư không yên lặng. Yên
lặng là Không, diêu động là nghĩa Trần”. Khách và
trần dụ vọng tưởng, chủ và hư không dụ tự tánh.
Người chủ thì thường ở, không phải như khách
hoặc đi hoặc đến, đó là dụ tự tánh thường trụ vốn
không theo vọng tưởng chợt sanh chợt diệt. Nên
nói: “Chỉ tự vô tâm với vạn vật, ngại gì vạn vật
thường nhiễu loạn”. Tính chất vi trần tự diêu động
vẫn không làm ngại được cái yên lặng của hư
không. Dụ vọng tưởng tánh nó sanh diệt vẫn không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.